cay luoc vang

Cây lược vàng có mấy loại ? Những tác dụng, cách nhận biết

5/5 - (1 bình chọn)
73 Views

Người ta thường biết đến cây lược vàng để làm cảnh nhưng ngoài ra nó làm thuốc chữa bệnh rất hữu dụng.

Thực tế có rất nhiều bài thuốc với loại cây này và chúng cũng có các tên gọi khác nhau.

Tác dụng cụ thể ra sao và nhận biết cây thuốc như thế nào cùng tìm hiểu qua bài viết.

Đặc điểm nhận biết

Cây lược vàng còn được gọi là địa lan vòi, có nơi gọi là lan vòi, bắt nguồn từ Mexico.

Sau đó có mặt ở Nga và sang đến Việt Nam, theo nghiên cứu mới chỉ có ở nước ta khoảng 15 năm.

Ở Việt Nam có nhiều ở Thanh Hóa, hiện nay xuất hiện ở khắp nơi, cả rễ, thân và lá đều làm thuốc được.

Đây là dòng thảo dược lâu năm, cùng họ với thài lài, khoa học có tên là Callisia fragrans (Lindl.) Woodson.

cay luoc vang

Chúng vừa bò ngang, vừa mọc đứng, trung bình cao 20 đến 50cm, tối đa 1m với nhiều đốt ở thân.

Mỗi đốt cách nhau 1-2cm, lá mọc so le, là dạng lá sáp mọng nước dài từ 12 đến 25cm, bề ngang từ 4-6cm.

Mặt lá nhẵn, mặt tím là mặt tiếp xúc với nắng, mặt còn lại màu xanh, mặt lá bên trên đậm hơn.

Khi lá già chuyển màu vàng, mép lá nguyên, các bẹ lá ôm chặt lấy phần thân, quan sát thấy gân lá nằm song song.

Thành phần hóa học và dược lý

Lược vàng chứa nhiều lipid như Triacyglyceride, Digalactosyglycerides, Sulfolipid, các flavonoid: Quercetin, Kaempferol isoorientin, cùng với axit hữu cơ, vitamin PP, B2.

Ngoài ra còn có các axit béo Olefinic, Paraffinic, tìm thấy cả các sắc tố chlorophyll, caroten, một số nguyên tố vi lượng (Cu, Ni, Fe, Cr).

Tác dụng dược lý nghiên cứu nó có thể kháng khuẩn, nhất là những vi khuẩn gây bệnh cho hệ hô hấp, tăng cường miễn dịch.

Nó cũng có tác dụng chống viêm mạn, chống oxy hóa, giảm đau ngoại biên, đồng thời ức chế một số tế bào ung thư mức trung bình.

Xét về độc tính, lá và thân cây khá an toàn nhưng dùng lâu ngày, liều cao dễ làm gan và thận bị nhiễm độc.

Cây lược vàng có tác dụng gì?

Cây lược vàng chữa bệnh gì là câu hỏi nhiều người đặt ra khi sử dụng loại cây này chữa bệnh.

Trong Đông y nó là dược liệu có vai trò giải độc, thanh nhiệt cực tốt, cũng có tác dụng cầm máu, hóa đờm.

Khả năng tiêu viêm, hoạt huyết được tận dụng bào chế các thuốc chữa bầm tím, phục hồi các vết thương.

cay luoc vang tac dung

Hiệu quả rất tốt với người bị viêm đại tràng, viêm loét đại tràng, giúp bệnh nhân tiêu hóa tốt hơn.

Đồng thời điều chỉnh huyết áp, hỗ trợ chữa đái tháo đường và các bệnh về gan.

Y học hiện đại nghiên cứu thấy nó có các chất ức chế ung thư, làm các khối u hạn chế phát triển.

Khi dùng bôi ngoài da giảm ngứa hiệu quả, các vết sưng đau dịu dần, chống tiết dịch do bệnh ngoài da, bong gân, chấn thương.

Bài thuốc lược vàng ngâm rượu

Sử dụng lá tươi và lá màng màng kết hợp với rượu trắng là bài thuốc chữa ung thư gan, xơ gan hữu hiệu.

Đem rửa sạch, xay nhỏ 3 lá tươi, 5 lá màng màng lọc lấy nước cốt ngâm với 200ml rượu trắng.

Sau 1 tháng ngâm có thể dùng được với liều từ 10-15ml mỗi ngày sẽ thấy bệnh cải thiện.

Bài thuốc trị đau xương khớp được nhiều người áp dụng với 200g thân và lá cây.

Sau khi rửa sạch, cắt khúc đem ngâm với rượu trắng 40-45 độ (khoảng 1 lít) trong 2 tháng.

Nên để ở nơi thoáng mát, khi sử dụng chỉ cần thoa lên vùng bị đau và xoa bóp nhẹ nhàng để thẩm thấu sâu vào xương khớp.

Bên cạnh việc xoa bóp thì sử dụng uống mỗi ngày 1 ly nhỏ sau ăn buổi sáng và tối sẽ giúp trị mụn nhọt, có thể pha thêm nước cho dễ uống.

Lá lược vàng trị ho, chữa bệnh về gan

Bài thuốc kết hợp lá này với lá mồng tơi hỗ trợ trị gan nhiễm mỡ, men gan cao, viêm gan virus cực hiệu quả.

Xay nát rồi lọc lấy nước uống trước khi đi ngủ sẽ thấy bệnh cải thiện, nhưng cần sử dụng lâu dài.

Bài thuốc trị ho, viêm họng bằng cách uống nước cốt lọc từ việc xay nhuyễn lá uống 2 lần/ ngày thấy biểu hiện bệnh giảm hẳn.

Dùng thảo dược này dạng khô đun uống rất tốt cho người bệnh gout, có thể thay trà uống mỗi ngày.

Kết hợp nước cốt của lá trộn với mật gấu theo tỷ lệ 5:1 cho đều và uống sau ăn giúp ích cho việc chữa loét dạ dày.

Người tiểu đường nhai lá tươi hoặc ép nước uống dùng trong 1 tháng thấy bệnh cải thiện.

Tuy nhiên cần tuân theo chỉ dẫn của bác sĩ, không phải ai cũng dùng được vì còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng riêng.

cay luoc vang nhan biet

Bài thuốc bôi ngoài da

Bài thuốc này áp dụng với người bị viêm da cơ địa, vảy nến đã được lưu truyền qua dân gian vì đặc tính kháng khuẩn, kháng viêm.

Dùng 5-6 lá giã nát, lọc nước và bã riêng, phần nước cốt uống, phần bã đắp lên da bị viêm.

Một thời gian sẽ thấy giảm sưng đau, không còn ngứa, nhanh chóng bong vảy và mọc da non.

Bài thuốc khác là đun sôi 5-6 lá với nước đến khi cô cạn còn một nửa thì chia đôi uống trong ngày tác dụng tương tự.

Người bị trĩ có thể áp dụng bài thuốc giã lá tươi với muối trắng và đắp lên hậu môn mỗi ngày nửa tiếng sẽ thấy búi trĩ được cải thiện.

Hoặc nhai sống lá lược vàng kèm vài hạt muối trắng, nhả bỏ bã và chỉ nuốt phần nước giúp đẩy lùi búi trĩ.

Cũng có thể dùng lá đắp trực tiếp lên da từ 3–4 lần mỗi ngày diệt vi khuẩn rất tốt, làn da mịn, sạch và lão hóa chậm hơn.

Lưu ý khi dùng

Không tự ý dùng các bài thuốc trên với người miễn dịch kém, lạm dụng dễ làm dây thanh quản bị tổn thương.

Tác dụng phụ của cây lược vàng là tăng phản ứng viêm, độc tính cấp nếu dùng liều cao.

Tránh sử dụng chung với thuốc khác, nhất là thuốc tây, không dùng với người bị xơ gan, viêm gan.

Cũng tránh dùng với người bị tăng đường huyết, tăng huyết áp, bài thuốc ngâm rượu uống không dùng với người không uống được rượu.

Người cơ địa lạnh, sợ lạnh uống nước ép tươi buổi tối dễ bị tiêu chảy vì lá có tính mát.

Trẻ em từ 5 tuổi trở xuống chỉ dùng bài thuốc bôi và đắp ngoài, tuyệt đối không áp dụng bài thuốc uống.

Xem thêm :