Cây trường sinh với sức sống mạnh mẽ được nhiều người ưa trồng, nó luôn vươn mình xanh tốt quanh năm.
Nó luôn xanh tốt quanh năm và là cây cảnh có nhiều tác dụng cả trong đời sống và phong thủy.
Nội dung chính
Đặc điểm sinh học
Đây là một trong những cây thuộc họ bỏng, danh pháp trong khoa học là Peperomia obtusifolia.
Nguồn gốc từ Nam Phi, cụ thể là tìm thấy ở Madagascar, là dạng thân thảo với chiều cao 10-40cm.
Ngoài tên trường sinh nó còn được gọi là đả bất tử, thiên cảnh, có nơi gọi là lá bông, thiên cảnh tạp giao, diệp sinh căn.
Thân dạng tròn, mọng nước và nhẵn bóng do có nhiều rễ hút hơi nước trong không khí.
Lá xanh lục đậm, bóng bẩy, mọc từ gốc hoặc thân theo dạng đối xứng, khá xum xuê, hình bầu về phía cọng lá.
Hoa trắng nở từ tháng 12 đến tháng 4, kích thước hoa không to nhưng dạng chuỗi rất đẹp.
Sức sống mãnh liệt, dường như không bị sâu bệnh và lớn rất nhanh, đúng như tên gọi.
Phân loại dựa vào đặc điểm lá
Loại lá tròn có thân dạng thân thảo, thường mọc thành bụi, chỉ cao từ 10-40cm. Là nhỏ, tròn và mềm, mọng nước, mặt lá xanh đậm thường dùng để trang trí trên bàn.
Cây trường sinh lá dài không mấy phổ biến, nó có lá kích thước lớn, chiều cao trội hơn, tối đa đạt 1 mét. Là dài, khá mỏng, đầu nhọn và không mọng nước, hoa mọc thành từng chùm ở ngọn.
Cây trường sinh vằn cũng là dạng thân thảo mọc đứng, thân đơn tròn có màu đỏ chấm.
Lá có 2 kiểu mọc rải rác hoặc mọc vòng, hình dạng ống mập khá dày màu xanh đậm. Quan sát còn thấy các đốm đen và có vằn, hoa mọc dạng ống ở đầu ngọn màu đỏ cam.
Loại này có nhiều ở bồn hoa, sân vườn để làm cảnh hoặc dùng để trang trí ngoại thất.
Công dụng với đời sống
Trước hết chính là công dụng làm đẹp, gia chủ trồng cây này sẽ tăng thêm vượng khí tài.
Hơn nữa còn có công dụng loại bỏ khí độc, lọc không khí như một số loại khác.
Điển hình như loại bỏ cacbon dioxit, các chất fomanđehit trong môi trường để bảo vệ hệ thần kinh. Hệ hô hấp từ đó khỏe mạnh hơn, tiếp nhận luồng không khí trong lành, hạn chế khí độc.
Đặc biệt là lợi ích hút bức xạ năng lượng nên được nhân viên văn phòng rất ưa trồng.
Chúng có thể hút từ điện thoại di động, máy tính,… tập trung hút ở các thiết bị điện tử.
Các nhà xưởng, bàn làm việc, bàn học cũng nên trồng cây trường sinh thảo để ngăn chặn bức xạ xấu.
Song song với đó nó sẽ mang đến môi trường trong lành kèm theo những dòng năng lượng hữu ích.
Từ đó giúp làm việc hăng say, hiệu quả, tránh được sự mệt mỏi, stress, tạo tinh thần vui vẻ.
Ngoài ra còn có công dụng trong y học, khi bị bỏng dùng lá cây vò nát ra nhựa và đắp lên. Một thời gian ngắn sẽ dịu hẳn cơn đau rát do bỏng, bong bóng cũng nhanh xẹp.
Và cũng được dùng để trị ho, nhất là chứng ho dai dẳng dùng thuốc tây không thấy biến chuyển.
Ý nghĩa hình ảnh cây trường sinh
Từ tên gọi đã thấy sự vĩnh cửu, trường tồn, màu xanh chính là sức sống mãnh liệt, dồi dào.
Bên cạnh đó là ý nghĩa về sự tốt lành và may mắn, tượng trưng cho gia đình gắn kết.
Nhìn vào cây càng thấy sự khỏe mạnh, vươn lên và sự gắn kết, là năng lượng sống cho con người.
Lá xum xuê với ý nghĩa sinh sôi nảy nở, là sự gắn kết với nhau trong tập thể.
Trong phong thủy nó thuộc hành Mộc đầy sức sống, cả cây lúc nào cũng trong trạng thái mơn mởn.
Vì thế rất thích hợp cho ai cùng hành này, khi trồng sẽ gặp sự hanh thông, thuận lợi. Mọi việc suôn sẻ với nhiều may mắn, gặp dữ hóa lành, thêm kiên trì thực hiện công việc.
Đối với mệnh tuổi, cây hợp với tuổi Ngọ, đại diện cho những ai thích phiêu lưu khắp chốn.
Những con người sống hoang dã, tự do nhưng đầy mạnh mẽ, sức sống vươn lên. Họ cần sợi dây cương buộc lại để không đi quá xa, không bị những sai lầm đáng tiếc.
Trồng trong nhà giúp gia chủ tuổi Ngọ ổn định được cả suy nghĩ, tinh thần, từ đó làm việc thấu đáo hơn.
Cách trồng cây trường sinh thảo
Vì thuộc họ bỏng nên rất dễ trồng, bằng cách gieo hạt hay giâm cành đều lên được.
Với cách gieo hạt, tìm mua hạt giống ở cửa hàng, chọn hạt mẩy, chắc chắn. Sau đó ngâm với nước ấm nửa tiếng, chọn đất tơi xốp để gieo, phủ thêm lớp đất lên trên.
Chăm chỉ tưới sẽ lên mầm trong vài tuần, chú ý khi gieo xong chỉ nên tưới phun sương.
Tuy nhiên muốn nhanh được cây trưởng thành nên chọn cách giâm cành hoặc lá.
Chọn ở cây chủ lá già bóng, quan sát thấy mọng nước, đối với cành không bị trầy xước và phải khỏe.
Vị trí trồng ưu tiên nơi đất mềm, xốp, trồng ngoài vườn hoặc trong chậu đều được.
Cắm lá hoặc cành vào đất, tưới nước đều 1 tuần 2 lần, chỉ sau vài ngày sẽ có cây con.
Ngoài cách trồng vào đất thì cũng có thể trồng thủy sinh trong chậu thủy tinh vô cùng thẩm mỹ.
Chỉ cần chuẩn bị chậu thủy tinh, nước, sỏi cùng với dung dịch thủy sinh và bắt tay vào trồng.
Trước hết rửa sạch đất/ cát bám ở rễ, đem cắm chính giữa chậu và cố định rễ bằng sỏi.
Rồi cho nước ngập rễ, không cho quá nhiều gây ngập lá, thêm vài giọt dung dịch thủy sinh vào.
Cách chăm sóc và lưu ý
Nếu trồng trong chậu hãy chọn loại chậu kích thước phù hợp và cần có lỗ thoát nước.
Có thể dùng chậu đường kính 10cm, sâu 10cm, màu sắc tùy ý để ở bàn làm việc rất phù hợp.
Đất trồng ưu tiên độ mùn cao, tơi xốp, đảm bảo độ ẩm và độ thông thoáng. Chất đất hơi chua đều được vì bản chất trường sinh khá dễ sống với các điều kiện đất.
Khi tiến hành trồng đúng kỹ thuật, đảm bảo nguồn nước tưới 1 tuần 2 lần, không tưới nhiều.
Nếu tưới quá nhiều dễ bị thối rễ, ngập úng, gây hiện tượng và lá và chết.
Nên để nơi ít nắng như sau cửa sổ, trong ban công, tránh để dưới luồng gió điều hòa khiến cây nhanh mất nước.
Hãy cho cây ra ngoài trời ít nhất vào ban đêm nếu trồng trong phòng kín để cây khỏe mạnh hơn.
Xem thêm: