Triệu chứng đau bụng rất phổ biến, hầu như ai cũng gặp nhưng không phải ai cũng bắt nguồn từ một nguyên nhân.
Nguyên nhân rất đa dạng, hơn nữa mỗi vị trí đau ở vùng bụng lại là biểu hiện bệnh khác nhau.
Nội dung chính
Nguyên nhân bị đau bụng
Đau bụng là bất kỳ vị trí nào ở vùng giữa ngực và bẹn bị đau, hay còn được gọi là đau quặn bụng, đau dạ dày.
Ổ bụng có nhiều cơ quan, hiện tượng này có thể bắt nguồn từ ruột thừa phía phải, 2 thận nằm sâu bên trong, hình giống hạt đậu.
Hoặc từ động mạch chủ từ ngực xuống bụng, từ hệ tiêu hóa gồm (dạ dày, gan, túi mật cùng ruột non, ruột già, tuyến tụy.
Tuy nhiên cũng có những vị trí khác như vùng chậu, ngực, kể cả viêm họng, cúm do vi khuẩn cũng là nguyên nhân gây hiện tượng trên.
Cường độ đau không phụ thuộc vào nguyên nhân gây đau, có trường hợp đau dữ dội chỉ vì đầy hơi.
Viêm dạ dày gây đau quặn do có virus, đôi khi viêm ruột thừa, ung thư đại tràng lại chỉ đau ít thậm chí không biểu hiện.
Ngoài ra còn do viêm túi mật, tắc ruột, táo bón, hội chứng ruột kích thích hoặc loét dạ dày, trào ngược dạ dày.
Ngộ độc thức ăn, thoát vị, sỏi thận, viêm tuyến tụy, viêm túi thừa cũng là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên.
Đau bụng kinh
Đây là hiện tượng đau nhói, đau quặn, co thắt ở vùng bụng dưới, xảy ra với chị em.
Thường là trước, trong khi hành kinh khiến chị em khó chịu, một số người còn đau dữ dội.
Các hoạt động thường ngày bị xáo trộn, khó thực hiện được, bệnh lý về u xơ tử cung, lạc nội mạc tử cung khiến đau nhiều hơn.
Xu hướng sẽ giảm đi khi người phụ nữ sinh con và khi tuổi càng tăng. Có 2 loại là đau nguyên phát và thứ phát, trong đó nguyên phát là hiện tượng lặp đi lặp lại khi đến tháng và không có bệnh lý gì.
Còn thứ phát liên quan đến bệnh lý, xuất hiện ở người có bệnh về cơ quan sinh sản, kéo dài hơn thông thường.
Thuốc giảm đau bụng kinh
Để giảm hiện tượng trên cho chị em, ngoài cách chườm ấm, tắm bằng nước ấm, thư giãn, bổ sung vitamin,… thì còn có cách khác.
Câu hỏi là có nên dùng thuốc đau bụng kinh, nếu như cơn đau quá dữ dội, ảnh hưởng đến việc sinh hoạt, sức khỏe có thể sử dụng.
Cơ chế của thuốc này làm giãn cơ tử cung, giảm co thắt đột ngột, đồng thời ức chế tổng hợp Prostaglandin.
Nhờ đó mà thuốc hiệu quả nhanh với cơn đau nguyên phát với các nhóm thuốc nội tiết tố sinh dục nữ, chống co thắt hướng cơ và thuốc ức chế Prostaglandin.
Một số loại phổ biến có Cataflam không Steroid, có thể kết hợp với các loại khác nhưng tránh dùng liều cao.
Thời gian dài dùng liều cao dễ dẫn đến tiêu chảy, đau thượng vị, men gan tăng thậm chí biến chứng nguy hiểm hơn.
Cùng nhóm có Mefenamic acid tác dụng nhanh, tuy nhiên không dùng quá 1 tuần, không dùng cho người tiền sử động kinh.
Alverin hướng cơ làm giảm các cơn co thắt tử cung giảm đau hiệu quả khi đến chu kỳ kinh nguyệt.
Thuốc tránh thai hàng ngày cũng là liệu pháp giúp chị em giảm đau khi đến tháng ngoài tác dụng “yêu” an toàn.
Khi dùng thuốc đều đặn, ổn định sẽ giúp cơ thể cải thiện tình trạng nhưng cũng dễ gặp tác dụng phụ như đau ngực, buồn nôn, đau đầu,…
Thuốc đau bụng dùng khi đến chu kỳ kinh nguyệt nhìn chung khá hiệu quả tuy nhiên nên sử dụng đúng liều lượng, chỉ định.
Đau bụng dưới là bệnh gì?
Các cơn đau thuộc vùng bụng phía dưới rốn là dấu hiệu các bệnh lý về tiêu hóa, sinh sản gọi là đau vùng chậu.
Dấu hiệu đau âm ỉ vùng bụng dưới phía bên phải kèm triệu chứng nôn, sốt là trường hợp đau ruột thừa.
Cần gặp bác sĩ ngay vì rất khẩn cấp, nếu không cắt bỏ kịp thời dễ bị nhiễm trùng và tử vong.
IBS – hội chứng ruột kích thích cũng gây ra dấu hiệu tương tự, kèm theo hiện tượng đầy hơi, chuột rút, táo bón/ tiêu chảy.
Hội chứng tiền kinh nguyệt khiến chị em không chỉ đau vùng bụng dưới mà còn nổi trứng cá, tính khí cáu gắt.
Khi đó cần bổ sung vitamin đồng thời vận động, thể dục thể thao sẽ cải thiện đáng kể.
Biểu hiện trên còn là dấu hiệu của mang thai ngoài tử cung, gây đau dữ dội, chậm kinh.
Đồng thời còn bị chảy máu âm đạo, chóng mặt và buồn nôn, cần đến bệnh viện để được xử lý an toàn.
Vi trùng tấn công làm nhiễm trùng đường tiết niệu, để lâu không chữa trị dễ bị suy thận, bể thận, nhiễm khuẩn huyết.
Gây ra các tình trạng đau phần bụng dưới, thường mót tiểu, khi tiểu thấy đau buốt.
Cảnh báo đau bụng dưới gần mu
Hiện tượng đau phần bụng dưới vị trí gần mu có thể đang cảnh báo bạn bị sỏi thận dù là kích thước to hay bé.
Khi sỏi từ thận đến bàng quang sẽ làm đau quặn bụng, dần lan sang vùng bẹn và lưng, kèm theo buồn nôn, tiểu buốt, ra máu.
U xơ tử cung cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, bệnh nhân còn bị đau lưng, rối loạn kinh nguyệt.
Có thể suy nhược, dù được đánh giá là lành tính nhưng có trường hợp cần phẫu thuật.
Tương tự với u nang buồng trứng cần được chú ý, nó vô hại nhưng u nang ngày càng to dẫn đến khó đi lại, tăng cân đột ngột.
Phòng tránh đau bụng và điều trị
Xây dựng lối sống khoa học là cách tốt nhất để hạn chế tình trạng trên, từng bệnh sẽ có cách chữa trị riêng.
Cải thiện nội tiết tố bằng cách ăn đủ chất, tập thể thao, nghỉ ngơi hợp lý. Cùng với tăng sức đề kháng, không dùng chất kích thích, hạn chế nước có gas, nước ngọt.
Nếu do kinh nguyệt có thể dùng trà gừng, xông lá ngải cứu, uống mật ong với nước ấm, hoặc sử dụng thuốc.
Trường hợp đau nhẹ có thể uống nước lọc, không ăn thức ăn đặc, đồ chiên xào, cà phê, nước có gas,…
Đối với cơn đau dai dẳng, âm ỉ kéo dài không dứt, muốn dùng thuốc cần hỏi ý kiến bác sĩ. Kể cả thuốc điều chỉnh nội tiết tố, thuốc giảm đau, kháng sinh giảm viêm hay bổ máu.
Tự ý dùng thuốc rất dễ gây tác dụng phụ, cần thăm khám để chẩn đoán bệnh, điều trị từ sớm.
Khám cấp cứu nếu đau đột ngột, dữ dội, lan đến cổ, vai, ngực, nôn ra máu, đi đại tiện ra máu, bụng cứng,…
Xem thêm: