Tetracyclin là thuốc gì ? Công dụng và tác hại như thế nào

Danh mục:

Mô tả

5/5 - (1 bình chọn)
89 Views

Tetracyclin là dòng khác sinh với nhiều loại bào chế khác nhau với rất nhiều công dụng. Vậy cách dùng như thế nào để có hiệu quả điều trị cao nhất và cần chú ý điều gì.

Tất cả thông tin cũng như cách dùng, liều dùng sẽ có trong bài viết sau.

Tìm hiểu Tetracyclin là thuốc gì?

Đây là một trong những kháng sinh phổ rộng, vai trò của nó là kìm khuẩn, ức chế tổng hợp protein từ vi khuẩn.

Nó hoạt động thông qua cách gắn vào 30S ribosome, trong tế bào vi khuẩn ngăn cản aminoacyl tRNA gắn kết.

Vị trí gắn trên ribosome sẽ bị thay đổi nếu vi khuẩn kháng kháng sinh này, thuốc mất tác dụng.

Thuốc hiệu quả trên nhiều loại vi khuẩn gồm gram âm và dương, hiếu khí và kỵ khí. Kể cả Chlamydia, Rickettsia, Spirochaeta, Mycoplasma, riêng nấm men, nấm và virus không nhạy cảm.

Nếu như dùng nhiều dễ xuất hiện tình trạng kháng thuốc, khi đó thuốc giảm tác dụng thậm chí không phát huy được công dụng.

Thuốc được sản xuất nhiều dạng như thuốc mỡ tetracyclin 1, 3 (1%, 3%), dạng viên nén/ viên nang 250mg, 500mg. Ngoài ra còn có siro 125mg/ 5ml và dạng tiêm tĩnh mạch 250mg/ 500mg, lọ bột pha tiêm bắp.

tetracyclin

Công dụng chính của kháng sinh Tetracyclin

Phổ biến nhất có lẽ là dạng thuốc mỡ được nhiều người biết đến, công dụng Tetracyclin trị mụn và trứng cá đỏ.

Các tác dụng khác trị bệnh mắt hột, viêm phế quản, viêm xoang, cũng có tác dụng với bệnh giang mai, bệnh lyme.

Ngoài ra còn hỗ trợ điều trị viêm niệu đạo không đặc hiệu mà nguyên nhân do Trachomatis, bệnh than. Kể cả các bệnh nhiễm khuẩn do Mycoplasma pneumoniae, Rickettsia, Brucella, Francisella tularensis, amip gây nên.

Nó còn hiệu quả trị sốt rét khi kết hợp với Quinin – thuốc chống sốt rét, phụ trợ bệnh nha chu. Sử dụng thấy hiện tượng chảy máu chân răng giảm hẳn, sau khi lấy cao răng sử dụng sẽ làm sạch, sâu.

Đồng thời cũng phối hợp trị H.pylori trong phác đồ chữa loét dạ dày tá tràng.

Nếu tiếp xúc với thực phẩm ô nhiễm, các loại động vật bị bệnh, cơ thể bị nhiễm trùng cần điều trị bằng Tetracyclin 500mg.

Sử dụng Tetracyclin thuốc mỡ khi nào?

Đối với dạng thuốc mỡ, thường dùng trong trị nhiễm khuẩn nhãn cầu ở bề mặt cho cả trẻ em và người lớn.

Điển hình là đau mắt hột, viêm kết mạc mắt, dự phòng viêm kết mạc ở trẻ sơ sinh với liều lượng khác nhau.

Tra thuốc mỡ từ 3-4 lần với người bị nhiễm khuẩn nhãn cầu ở bề mặt, áp dụng với trẻ em từ 8 tuổi trở lên và người lớn.

Trẻ sơ sinh sử dụng để dự phòng viêm kết mạc chỉ dùng 1 lần duy nhất ở mỗi mắt.

Đầu tiên dùng gạc tiệt khuẩn lau sạch mắt và tra thuốc mỡ vào, nhắm mắt rồi để mỡ trải rộng bằng cách xoa nhẹ.

Bệnh mắt hột có 2 cách dùng là điều trị tăng cường liên tục và điều trị ngắt quãng.

Nếu điều trị ngắt quãng tra 5 ngày, mỗi ngày 2 lần hoặc tra 10 ngày, mỗi ngày 1 lần, liên tục trong nửa năm.

Liều lượng đối với điều trị tăng cường, sử dụng ít nhất 6 tuần liên tục, mỗi ngày 2 lần.

tetracyclin thuoc mo tra mat

Cách sử dụng và chống chỉ định

Trường hợp điều trị nhiễm khuẩn toàn thân nên dùng viên nén/ viên nang dạng uống.

Thời điểm uống thích hợp là 1h trước ăn/ 2h sau ăn, tránh uống cùng với sữa. Cũng có thể uống sau khi uống sữa vì thức ăn và sữa là nhân tố tác động đến việc đường tiêu hóa hấp thu thuốc.

Uống đủ nước, 1 cốc to để tránh làm thực quản bị kích ứng, uống ở tư thế thẳng.

Tránh uống trước khi ngủ, hạn chế nằm ngay sau khi uống, những ai tắc nghẽn thực quản tuyệt đối không dùng.

Tình trạng khẩn cấp chỉ định tiêm bắp/ tiêm tĩnh mạch chậm nhưng trường hợp này rất hiếm. Khi tiêm bắp dễ gây đau nên dạng dung dịch tiêm sẽ có thêm thành phần procain hydroclorid.

Chống chỉ định với người dị ứng cấu tạo thành phần thuốc, trẻ em chưa đủ 8 tuổi. Bởi nếu dùng trẻ em sẽ bị ảnh hưởng tới xương và làm biến màu răng, phụ nữ mang thai không nên dùng.

Liều lượng đối với từng bệnh

Dạng uống dùng tùy mức độ nhiễm khuẩn, thường 2-4 lần/ ngày với liều lượng 250-500mg.

Trẻ em đủ 8 tuổi trở lên uống 2-4 lần, mỗi lần 25-50mg tương đương mỗi kg thể trọng.

Nhiễm khuẩn nặng uống tối đa 4 lần/ ngày liều lượng 500mg, 2 lần/ ngày đối với 0,5-1g/ lần tiêm truyền tĩnh mạch chậm.

Thuốc mỡ 1% dùng tra mắt mỗi ngày 2-3 lần, sau khi tra tránh để bụi vào mắt.

Dung dịch bôi ngoài hoặc thuốc mỡ bôi da từ 2-3 lần loại 1% và 3%, khi bôi xong tránh để ánh nắng tiếp xúc.

Đối với điều trị trứng cá đỏ, trứng cá bọc dùng mỗi ngày 500mg – 1g từ 2-4 lần/ ngày. Sử dụng từ 1-2 tuần hoặc khi thấy biểu hiện trứng cá thuyên giảm thì giảm liều lượng.

Giảm xuống 125-500mg mỗi ngày hoặc dùng liều thấp nhất để da giảm các tổn thương.

Liều lượng 500mg trong 14 ngày liên tục, mỗi ngày 4 lần dùng phối hợp điều trị H.pylori cùng metronidazol hoặc bismuth subsalicylate.

tetracyclin tac dung

Tác dụng phụ, phản ứng khác thường

Khi dùng thuốc nên chú ý phản ứng cơ thể như tiêu chảy, phản ứng quá mẫn, nôn, buồn nôn.

Có trường hợp ban xuất huyết phản vệ, toàn thân bị lupus ban đỏ trầm trọng. Hay biểu hiện dị ứng, mày đay trên da, nhạy cảm với ánh nắng, phù Quincke.

Tác dụng phụ khác làm vi khuẩn kháng thuốc phát triển, nguy cơ loạn khuẩn đường ruột.

Cũng có người gặp tình trạng loét, co hẹp thực quản, viêm ngoại tâm mạc, viêm miệng, lưỡi.

Ngoài ra cũng có phản ứng khác thường làm giảm chức năng thận, khá độc với gan.

Nó cũng có thể làm bộ phận sinh dục nhiễm nấm dẫn đến viêm âm đạo, viêm cổ tử cung.

Hiếm gặp trường hợp tăng áp lực nội sọ lành tính, giảm bạch cầu, tiểu cầu, thiếu máu tan huyết.

Rất có khả năng làm nấm, vi sinh vật phát triển quá mức gây nên bội nhiễm. Khi đó cần thay thế cách chữa trị, ngừng thuốc, nếu dùng thuốc lâu cần xét nghiệm gan, thận, tạo máu.

Tương tác thuốc với Penicilin làm giảm hoạt lực, nhất là trị viêm màng não do phế cầu khuẩn gây nên.

Bên cạnh đó cũng tương tác với thuốc kháng acid, thuốc lợi tiểu, các chế phẩm chứa sắt. Hậu quả làm tăng ure huyết, ruột không hấp thu cả 2 loại thuốc.