Triệu chứng sốt xuất huyết chắc chắn là điều mọi người hết sức quan tâm vì đây là bệnh truyền nhiễm.
Dù là căn bệnh theo mùa nhưng rất dễ mắc bất cứ khi nào nếu như không biết cách phòng tránh.
Nội dung chính
Tìm hiểu sốt xuất huyết là gì?
Nguyên nhân gây bệnh là do siêu vi trùng Dengue gây nên, dễ mắc bệnh khi bị muỗi vằn đốt.
Nó thường xảy ra ở vùng nhiệt đới, siêu vi trùng này có 4 chủng huyết thanh là DEN-1, 2, 3, 4.
Căn bệnh này là dạng truyền nhiễm cấp tính, lây từ người sang người, trong đó trẻ em dễ mắc hơn ai hết.
Bệnh làm cho cơ thể đau nhức ở khớp và cơ, nhẹ thì sốt cao, phát ban, nặng thì giảm huyết áp đột ngột, chảy máu, thậm chí tử vong.
Người bệnh khi mắc 1 trong 4 chủng thì miễn dịch với chủng đó suốt đời nhưng không miễn dịch với 3 chủng còn lại.
Quanh năm đều có thể bị bệnh, nhất là mùa mưa muỗi sinh sản nhiều thì càng dễ mắc bệnh.
Các triệu chứng của sốt xuất huyết
Khi bị bệnh ở thể nhẹ, người lớn có biểu hiện ra ngoài, đầu tiên là sốt, có thể lên đến trên 40 độ C.
Từ khi bị muỗi mang mầm bệnh đốt, từ 4-7 ngày sẽ có triệu chứng này kèm theo đau phía sau mắt.
Một số người bị đau nhức đầu nghiêm trọng, cơ thể phát ban, đau khớp và cơ, kèm theo buồn nôn, nôn mửa.
Nghiêm trọng hơn ở thể nặng có thể bị xuất huyết nội tạng, nhất là vùng não và đường tiêu hóa.
Đối với xuất huyết đường tiêu hóa bệnh nhân thường bị sốt nhẹ kèm theo đau đầu nhưng chỉ ở mức bình thường.
Lúc mới đầu chưa phát ban, sau khoảng 2 ngày sẽ thấy hiện tượng đi ngoài ra máu tươi.
Đi đại tiện quan sát phân có màu đen, da có đốm xuất huyết, cơ thể thấy mệt mỏi, da dẻ tái xanh.
Còn xuất huyết não cực kỳ nguy hiểm, khó nhận biết vì không có biểu hiện rõ ràng, chỉ bị sốt đau đầu.
Có trường hợp liệt tay, chân, có bệnh nhân bị liệt nửa người, dần dần bị hôn mê, khả năng tử vong cao.
Triệu chứng mắc bệnh thể nặng ngoài các biểu hiện thuộc thể nhẹ còn có chảy máu chân răng, chảy máu mũi.
Nôn ói nhiều, chân tay ẩm và lạnh, hơn nữa cơ thể luôn cảm thấy mệt mỏi li bì và choáng.
Trên da có các chấm huyết, nôn ra máu, đại tiện ra máu, cần được điều trị kịp thời để tránh di chứng nặng, muộn có thể tử vong.
Nặng nhất là hội chứng sốc Dengue gồm tất cả các biểu hiện bệnh ở thể nhẹ kèm theo chảy máu.
Huyết áp hạ, chảy máu ồ ạt và cả trường hợp huyết tương ra khỏi mạch máu cực kỳ nguy hiểm.
Hội chứng này sẽ xảy ra khi bị bệnh lần 2, khi cơ thể đã có miễn dịch với 1 kháng nguyên.
Chỉ sau 2-5 ngày bị muỗi mang mầm bệnh đốt là bệnh tiến triển nặng, không lâu sau tử vong.
Triệu chứng sốt xuất huyết ở trẻ
Sau 3 ngày bị đốt bởi muỗi mang mầm bệnh, trẻ sẽ sốt cao, nhiều phụ huynh nghĩ con mình bị cảm cúm.
Hoặc bị bệnh về đường hô hấp nên phát sốt, phát hiện bệnh trễ gây nên các biến chứng khó lường cho trẻ.
Bên cạnh đó có nhiều biểu hiện khác, trẻ còn nhỏ liên tục quấy khóc, trẻ lớn hơn thì chán ăn.
Kèm theo đau đầu, buồn nôn, các khớp, các cơ bị đau, quan sát da thấy sung huyết.
Có trẻ bị chảy máu cam, chảy máu chân răng, cảm thấy nhức ở 2 hốc mắt, khi xét nghiệm máu chưa phản ánh được bệnh.
Giai đoạn nguy hiểm của trẻ dễ bị thoát huyết tương trong vòng ngày thứ 3-7 sau khi mắc bệnh.
Mặc dù còn sốt hay không, biểu hiện là bụng chướng to từ 1-2 ngày, nguy cơ tử vong cao.
Lúc này đi khám sẽ cho kết quả tràn dịch ở màng bụng, màng phổi, trẻ phù nề mi mắt và gan to bất thường.
Quá nặng sẽ bị sốc dạng lờ đờ, vật vã, sờ thấy da, các đầu chi lạnh và ẩm ướt, mạch nhỏ đập nhanh.
Trẻ bị sung huyết dưới da thấy có các nốt nằm rải rác, các mảng bầm tím hoặc nốt tập trung tại mặt trong 2 cánh tay.
Và cả ở mặt trước 2 cẳng chân, các vị trí khác như bụng, mạng sườn, đùi cũng có nhiều,…
Phương pháp điều trị
Đối với người lớn khi mới sốt từ 2-7 ngày có thể trị tại nhà bằng cách bù nước cho bệnh nhân.
Nếu cách này không hiệu quả mà trên da đã có những điểm xuất huyết thì đưa bệnh nhân nhập viện.
Về thuốc điều trị thì hiện nay chưa có nên chủ yếu là nghỉ ngơi, bù nước.
Ăn những món ăn dễ tiêu hóa, mềm và có nước, dùng Paracetamol để hạ sốt, sốt cao tiến hành lau mát,…
Đối với trẻ em khi thấy sốt cao bất thường cần đưa đến bệnh viện ngay để tìm nguyên nhân.
Tuân thủ chỉ dẫn chữa trị như uống hạ sốt khi trên 39 độ, nới lỏng quần áo, chỉ dùng Paracetamol, không dùng ibuprofen hay aspirin.
Cho trẻ bổ sung điện giải oresol, nước đun sôi để nguội, bổ sung thêm cả nước cam, chanh.
Cùng với húp cháo loãng với muối, chia thành nhiều bữa trong ngày, nên ăn đồ loãng và dễ tiêu.
Hạn chế ăn đồ màu sẫm vì dễ nhầm lẫn với dấu hiệu bệnh, cho bé nghỉ ngơi tránh vận động khi đang mắc bệnh.
Cách phòng ngừa
Loại bỏ nơi trú ẩn, sinh sống của muỗi chính là cách tốt nhất phòng căn bệnh này, cũng như diệt bọ gậy và lăng quăng.
Những dụng cụ như chum, vại chứa nước, bể nước cần đậy kín tránh muỗi đẻ trứng.
Đồng thời vệ sinh sạch sẽ chúng hàng tuần, bỏ các phế liệu, vứt các vật dụng không dùng đến.
Như chai, lọ nhựa, mảnh vỡ thủy tinh, các mảnh lu vỡ, kể cả vỏ dừa, hốc tre, ống bơ, lốp xe,…
Có thể thả cá bảy màu, rô phi, chép,… vào giếng, bể lớn để chúng ăn lăng quăng, bọ gậy.
Hãy tổng vệ sinh môi trường sống thường xuyên, thay nước bình hoa, lật úp dụng cụ chứa nước khi chưa cần dùng.
Tiến hành phát quang, tiêu hủy các bụi rậm, quét dọn lá rụng vì đây là nơi tập trung của muỗi.
Ngủ trong màn, kéo rèm, cho trẻ mặc đồ dài tay, xịt muỗi, kem chống muỗi hay vợt điện, hương muỗi,…
Cũng là những cách phòng bệnh cực tốt, mẹo nữa là bỏ muối, dầu ăn vào bát nước kê dưới chân tủ trong gia đình.
Địa phương nên có các đợt chống muỗi, phun hóa chất phòng dịch, phối hợp tích cực với người dân.
Xem thêm: