Cây xương rồng không chỉ là cây cảnh quen thuộc mà nó còn mang nhiều tác dụng dược lý. Chắc chắn nhiều người không biết về các bài thuốc từ loài cây này tốt cho sức khỏe ra sao.
Vậy hãy cùng nghiên cứu về đặc điểm cũng như công dụng của loại cây cảnh này.
Nội dung chính
Tổng quan cây xương rồng
Bên cạnh tên gọi quen thuộc trên thì nó còn được gọi là hóa ương lặc, cùng họ thầu dầu. Có nơi gọi là xương rồng ba cạnh, bá vương tiêm với Euphorbia antiquorum L. là tên gọi khoa học.
Nguồn gốc từ Ấn Độ, khu vực cao nguyên có nhiều, ngày nay xuất hiện ở mọi nơi. Kể cả khu vực nhiệt đới nóng ẩm, sa mạc, có cả ở châu Á, châu Phi, châu Mỹ,…
Với đặc điểm thân mọng nước nên chúng có thể sống được ở nơi nhiệt độ cao, khô cằn. Ở nước ta cũng được trồng rộng rãi bằng cành, tháng 3-4 sẽ ra hoa.
Vì thế loài cây này mang ý nghĩa về sự kiên cường và sức sống bền bỉ, là biểu tượng cho ý chí mạnh mẽ.
Đặc điểm sinh học của xương rồng
Loài cây này được xếp vào dạng cây nhỡ với chiều cao tối đa đạt 8m. Cành có 3 cạnh lồi với nhiều nước, mọng ở thân, chia thành nhiều cành.
Lá cây ít, hầu như không có, nhỏ và phần lớn tiêu biến thành gai với cuống lá ngắn. Thường có hình trứng ngược, gân lá không rõ ràng, từ cạnh mép của cành mọc lên.
Loài này cũng có hoa, mọc thành tán với cuống ngắn, trổ bông vào mùa xuân. Tuy nhiên không phải giống xương rồng nào cũng trổ bông mà tùy từng loại.
Hoa của chúng mọc thành cụm gồm các tổng bao, đường kính khoảng 1cm, hình cầu dẹt. Màu sắc hoa đa dạng vàng, đỏ, tím,… mọc ở giữa không có cuống.
Vòi nhụy hoa tách rời, 2 đầu xẻ và cũng ra quả với đường kính nhỏ 1cm.
Thống kê có 2000 loại khác nhau, 2 loại dùng chữa bệnh nhiều nhất là xương rồng bẹ và 3 cạnh với đặc điểm nhận diện.
Bá vương tiêm 3 cạnh có 3 cạnh lồi rõ, thường cao từ 1-3 mét, lá nhỏ, cuống ngắn.
Lá mọc ra từ cạnh lồi, đến mùa xuất hiện các cụm hoa màu vàng và quả màu xanh.
Dạng bẹ còn gọi là cây xương rồng tai thỏ bởi hình dáng rất giống với cặp tai thỏ.
Và nó được dùng trong các bài thuốc với thân cây phân nhánh, toàn thân đầy gai. Khi non, quả có màu xanh, chính chuyển sang màu đỏ hồng đẹp mắt.
Thành phần hóa học được tìm thấy
Cây xương rồng gai xét trong 250ml nước ép có 16 đến 19 kcal Calo, ít đường. Trong đó lượng đạm là 1,32 gam, carbohydrate 4 gam cùng nhiều khoáng chất như iron 0,59mg.
Ngoài ra còn 164mg canxi, 52mg magie, 0,21mg kẽm, các loại vitamin A, K, C, acid fumaric, citric,…
Cùng với các chất khác như photpho 16mg, niacin 0,4mg, thiamin 0,012mg, các triterpenoid gồm taraxerone, friedelan-3b-ol, friedelan-3a-ol,…
Trong nhựa cây cũng tìm thấy nhiều chất b-amyrin, euphorbol, euphol, cycloartenol, rễ cây chứa taraxerol.
Tìm hiểu cây xương rồng có tác dụng gì, chữa bệnh gì?
Vì trong bá vương tiêm có nhiều kali, các ion và giàu chất xơ nên giúp nhịp tim ổn định.
Sử dụng cũng góp phần làm giảm khả năng mắc bệnh tim mạch, chứa nhiều flavonoid ngăn ngừa thiếu máu, nhồi máu cơ tim. Đồng thời kích thích cholesterol xấu chuyển hóa ở gan, làm cơ thể nhanh no hơn.
Bởi trong cây có nhiều chất xơ không hòa tan, do đó giảm cân hiệu quả, không thấy thèm ăn. Nhu động ruột thúc đẩy hoạt động tốt hơn, ngừa táo bón, tốt cho tiêu hóa, hỗ trợ cho rối loạn lipid máu.
Ngoài ra còn có tác dụng giảm đau, nước ép bá vương tiêm có tác dụng ức chế bạch cầu hình thành.
Vì thế chống viêm tốt, loại bỏ nhanh chứng đau nhức, viêm nhiễm khớp gây cứng khớp, bệnh niệu đạo.
Với hàng loạt các chất nêu trên mang đến cho cây tác dụng chống oxy hóa, tăng hệ miễn dịch. Quá trình lão hóa da diễn ra chậm hơn, làn da mướt, căng bóng, đồng thời làm giảm đường huyết.
Qua đó cho thấy rất thích hợp với người cần giảm cân, bệnh nhân tiểu đường, người ăn kiêng, người bị đái tháo đường.
Tác dụng ít người biết là nó hỗ trợ chữa bệnh về da, giảm stress khi học tập căng thẳng, nuôi dưỡng tóc, phục hồi da.
Dược lý trong Đông y
Cây xương rồng cảnh ngoài tác dụng trang trí còn có nhiều tác dụng dược lý, nhất là trong Đông y.
Với tính hàn, vị đắng và có độc, nó giúp chữa mụn nhọt, giảm sưng phù, chữa cả đau răng. Ngoài ra lợi tiểu, thông tiện, giảm ứ trệ, giảm đau và giải độc hiệu quả, thanh nhiệt cơ thể.
Nhựa cây sử dụng giảm ngứa, giúp long đờm, lợi tiểu, nhị hoa dùng giảm phù thũng, nóng bức.
Phần rễ trong Đông y cũng có tác dụng thanh nhiệt tương tự, đồng thời chống hiệu quả.
Bài thuốc bá vương tiêm giảm viêm đau nhức
Đầu tiên là bài thuốc giảm đau răng bằng cách nướng bá vương tiêm đã bỏ hết gai. Gồm 50g thân, khi nướng còn khoảng 1g, giã nát và chắt lấy phần nước.
Thêm chút muối và ngậm từ 2-3 mỗi ngày, khoảng 5-10 phút rồi nhổ đi, súc miệng với nước sạch.
Bài thuốc trị viêm nhọt, sưng đau bằng cành bá vương tiêm xao cháy đen. Rồi đổ nước và rượu vào sắc uống với tỷ lệ 1:1, cách khác là đắp bá vương tiêm đã nướng chín vàng lên vùng bị nhọt viêm.
Trị đau lưng bằng bá vương tiêm bẹ từ 102 nhánh, bỏ gai, rửa sạch và thái khúc. Đem giã nát rang với muối hột, sau đó bỏ cả 2 vào vải xô/ băng gạc rồi đắp vào lưng.
Nên nằm ngửa để thuốc ngấm tốt hơn, sử dụng mỗi ngày đều đặn sẽ thấy hiệu quả.
Lưu ý cần ghi nhớ
Khi làm các bài thuốc chữa bệnh tuyệt đối không để nhựa cây dính lên da, lên mắt.
Liều dùng vừa phải, không lạm dụng, không dùng quá lâu, nhất là bài thuốc uống. Vì rất dễ bị kích ứng niêm mạc hoặc tiêu chảy, ngộ độc nhẹ, thậm chí chóng mặt, nôn và hôn mê.
Nhất là khi chế thành món ăn vẫn còn nhiều mủ và nhựa, khi nướng quá nóng để đắp lên da dễ bị bỏng.
Dược liệu này rất tốt nhưng cần phân biệt và chọn đúng loại do thực tế có nhiều loại bá vương tiêm khác nhau. Và không phải loại nào cũng có tác dụng chữa trị, chú ý nó cũng dễ gây tác dụng phụ cho con người.
Xem thêm :