dich truyen

Dịch truyền tĩnh mạch được sử dụng trong trường hợp nào

5/5 - (1 bình chọn)
57 Views

Dịch truyền được nhiều người sử dụng khi cơ thể sốt cao, mệt mỏi, chán ăn nhằm phục hồi nhanh sức lực.

Nhưng không phải ai cũng truyền được, việc tự ý truyền dịch rất nguy hiểm gây biến chứng, sốc phản vệ thậm chí tử vong.

Tìm hiểu chung về dịch truyền

tim hieu ve dich truyen

Truyền dịch hay truyền đạm là phương pháp qua tĩnh mạch truyền chất có lợi đến cơ thể. Nó cũng hỗ trợ điều trị các bệnh lý, nhanh chóng được hòa tan các chất vào tĩnh mạch bệnh nhân.

Phương pháp này nhằm nuôi ăn đối với bệnh nhân không hấp thụ được qua tiêu hóa, không ăn uống được.

Đây là cách bù đường, muối, điện giải nhưng hàm lượng của chúng trong máu thấp hơn mức TB mới sử dụng được.

Có rất nhiều loại dịch truyền khác nhau như nhóm cung cấp nước, điện giải, nhóm cung cấp dưỡng chất và nhóm đặc biệt.

Nhóm cung cấp dưỡng chất

Nhóm này gồm các glucose, vitamin, chất đạm, chất béo, thường dùng cho người mới phẫu thuật.

Hoặc người bị suy nhược, suy dinh dưỡng, người quá gầy, người khó tiêu hóa thức ăn, không thể ăn bằng miệng,…

Đường – dung dịch ngọt chứa glucose trong nhóm này chủ yếu cung cấp năng lượng với nhiều loại 5%, 10%, 20%, 30%.

Dịch 5% dùng cho người không uống được, bù nước cho cơ thể vì nồng độ thẩm thấu là huyết tương.

dich truyen cung cap dinh duong

Dịch 20% tác dụng giải độc, thường dùng cho người không ăn được bằng miệng vì chứa nhiều glucose hơn.

Dịch đạm, chất béo, vitamin dành cho người bị suy dinh dưỡng, suy kiệt, thường là amino plasmal 5%, lipofundin, alvesin 40,… khá đắt tiền.

Đạm hoa quả chính là các vitamin được dùng khi bệnh nhân bị suy nhược thời gian dài, người thiếu vitamin, bệnh lý kéo dài.

Không nên lạm dụng cách bổ sung vitamin này để làm đẹp da, nên bổ sung bằng việc ăn hoa quả tươi.

Dịch đạm gồm nước, axit amin với các loại như alvesin, anparen, biseko,… dùng cho người không ăn uống được, suy kiệt.

Lipid chỉ dùng khi được bác sĩ yêu cầu, khá khắt khe đối với bệnh nhân suy dinh dưỡng, mới phẫu thuật xong cần cung cấp axit béo.

Nhóm cung cấp nước và điện giải

Nhóm này chính là các dung dịch NaCl 0,9%, bicarbonate natri 1,4% và lactate ringer…,

Phù hợp dùng cho người bị mất nước do nôn ói, tiêu chảy, mất máu, trường hợp bỏng, ngộ độc.

dich truyen cung cap nuoc va dien giai

Dịch muối nước 0,9% cấu tạo bởi muối ăn và nước, bù cho cơ thể với trường hợp mất nước.

Độ mặn của dịch tương đương với độ mặn của máu, sốt virus kéo dài (mặt hốc hác, môi khô) sử dụng được.

Nhóm dịch truyền đặc biệt

Nhóm này gồm các huyết tương tươi, dung dịch cao phân tử, chứa albumin, dextran,…

Phù hợp cho bệnh nhân cần bù dịch tuần hoàn nhanh nhất hoặc người cần bù ngay chất albumin.

Truyền đạm – nên hay không?

Tác dụng truyền đạm là đưa các chất có lợi theo con đường nhanh nhất vào cơ thể để hỗ trợ, phục hồi và điều trị bệnh.

Đây là cách bồi bổ cơ thể, giúp bệnh nhân bình phục tốt hơn nhưng cũng dễ gặp hậu quả nếu tự ý dùng.

Không phải ai muốn dùng phương pháp này cũng được, người khỏe mạnh khi dùng phương pháp này dễ bị đau vùng tiêm.

Tác dụng ngược gây chán ăn kéo dài, sưng phù, nặng hơn bị dị ứng, sốc phản vệ, nhiễm khuẩn.

truyen dam

Thậm chí có người bị tai biến, viêm tĩnh mạch, phù não/ tim/ thận cực kỳ nguy hiểm, dễ tử vong.

Câu hỏi đặt ra là cao huyết áp có truyền dịch được không thì câu trả lời là tùy vào bệnh lý.

Huyết áp có 2 dạng là di truyền và do cơ địa, huyết áp cao cơ địa có thể truyền hoặc không, nên tham khảo ý kiến bác sĩ.

Đối với tụt huyết áp nguyên nhân do mất máu, mất nước hay sức khỏe suy kiệt cần tiến hành phương pháp này.

Các trường hợp truyền đạm

Tốt nhất nên kiểm tra chỉ số trong cơ thể và hỏi ý kiến bác sĩ, nhất là chỉ số TB máu, các chất đạm, đường, điện giải,…

Khi có kết quả, bác sĩ sẽ xác định được tình trạng và đưa lời khuyên xem có nên hay không.

Chỉ khi chỉ số TB thấp hơn mức bình thường thì mới cần bù đắp, bổ sung bằng phương pháp này.

Trường hợp mới phẫu thuật xong sẽ được yêu cầu truyền, hoặc bệnh nhân tiêu chảy, nôn nhiều, ngộ độc, mất máu,…

Những trường hợp suy dinh dưỡng hệ nặng mới cần, bệnh nhẹ không nên dùng cách này.

Người bị mất nước nhưng ăn uống được thì nên bù đắp, bổ sung qua đường uống, sử dụng phương pháp này không tốt bằng.

cac truong hop truyen dam

Thực tế nếu dùng 1 chai dịch truyền glucose 5 500ml chỉ ngang bằng với 1 thìa cà phê đường mà thôi.

Hoặc 1 chai dung dịch muối 9% cũng chỉ tương đương với uống 1 bát canh nhạt.

Đối tượng cần thận trọng

Phương pháp này khi áp dụng với người lớn tuổi, bị tim mạch cần cẩn trọng, nhất là người độ lọc thận yếu, não đang có bệnh lý chú ý khi nạp điện giải.

Trẻ em đang sốt tránh nạp dịch muối, đường vì khả năng biến chứng gây phù não, tăng áp lực lên sọ.

Bệnh nhi đang bị viêm phổi không áp dụng phương pháp này vì chỉ làm tim và phổi xấu đi.

Không áp dụng với người sốt do nhiễm trùng, bệnh nhi bị viêm màng não, viêm não rất nguy hiểm.

Chú ý khi áp dụng phương pháp truyền dịch

chu y khi dich truyen

Dung dịch đạm truyền tĩnh mạch được dùng nhiều nhất nhưng không phải ai cũng dùng được, rất dễ bị biến chứng.

Ảnh hưởng sức khỏe như sốc phản vệ với biểu hiện mạch nhanh, chân tay lạnh, vã mồ hôi và chân tay lạnh.

Một số khác bị nhiễm trùng máu, rối loạn điện giải khiến cơ thể nôn nao, mệt mỏi, nhịp tim tăng nhanh bất thường.

Áp dụng không đúng dễ gây phù toàn thân, phù phổi, thiếu hụt các nguyên tố vi lượng, có người bị suy tim, suy hô hấp.

Nặng hơn là teo tế bào não, nhiễm trùng viêm gan siêu vi, phù vị trí tiêm, mặt tái thậm chí là tử vong.

Vì vậy cần tuân thủ quy định về thời gian, liều lượng, tốc độ truyền, dụng cụ đảm bảo vô khuẩn.

Không tự ý mua, tự ý sử dụng phương pháp này, nếu khi tiến hành thấy sức khỏe bất thường, như rét run, khó thở cần báo cho bác sĩ.

Chọn địa chỉ nạp dịch qua tĩnh mạch uy tín, các cơ sở y tế lớn, nơi có bác sĩ chuyên môn cao, dụng cụ, máy móc hiện đại xử lý kịp thời nếu xảy ra biến chứng.

Xem thêm: