Betadine dung dịch sát khuẩn có những loại nào ? Giá bao nhiêu

Danh mục:

Mô tả

5/5 - (1 bình chọn)
72 Views

Dung dịch Betadine là một loại dung dịch dùng để sát khuẩn được đông đảo người dân sử dụng hiện nay. Tuy nhiên trên thị trường cũng có rất nhiều loại sát khuẩn khác, vậy sản phẩm này có ưu điểm gì nổi bật.

Hãy cùng mình tìm hiểu tất tần tận những điều cần lưu ý khi sử dụng betadine nhé.

Giới thiệu chung betadine là thuốc gì

Betadine là một thương hiệu nổi tiếng được sử dụng rộng rãi chuyên cung cấp các sản phẩm sát khuẩn. Đây là trong những nhãn hiệu của công ty Mundipharma, nhãn hiệu này có đa dạng các sản phẩm.

Thông thường người ta thường chọn cách nhìn màu sắc khác nhau để phân biệt các sản phẩm này.

betadine

Điểm chung của tất cả các sản phẩm này là đều có chứa thành phần Povidone iod. Tuy nhiên ở mỗi loại khác nhau thì nồng độ thành phần này cũng khác nhau.

Thành phần này là loại hoạt chất có tác dụng tiêu diệt vi-rút, vi khuẩn, cả nấm khiến cho vết thương không bị nhiễm trùng.

Phân loại Betadine

Hiện nay trên thị trường các sản phẩm của betadine được nhiều người quan tâm, đặc biệt là bốn loại sau đây:

Dung dịch Betadine dùng để súc miệng có màu xanh lá: loại này dùng để vệ sinh, điều trị các vấn đề liên quan đến khoang miệng miệng.

Với dung tích 125ml nước súc miệng Betadine gồm các thành phần: Povidone iod 1%, menthol, glycerol, ethanol 96%, saccharin, methyl salicylate và nước tinh khiết.

Tất cả đều giúp cho hơi thở thơm mát, xử lý viêm răng lợi, nhiễm khuẩn khoang miệng.

betadine suc mieng

Dung dịch phụ khoa Betadine có màu xanh dương: cũng được đóng chai với dung tích 125ml chỉ định cho người trên 12 tuổi. Ngoài thành phần Povidone iod, dung dịch phụ khoa Betadine còn có các thành phần khác như fleuroma bouquet 477, nước tinh khiết.

Sản phẩm này có công dụng ngăn ngừa các bệnh khiến cô bé bị viêm nhiễm. Sản phẩm cũng hạn chế được các bệnh do nấm Candida Trichomonas như: viêm cổ tử cung, viêm âm đạo, khí hư,…

betadine ve sinh

Dung dịch sát khuẩn Betadine vàng: Đây là một loại thuốc thông dụng để sát trùng vết thương. Với dung tích 30ml, cũng như các sản phẩm Betadine khác, sản phẩm này không thể thiếu thành phần Povidone iod 10%.

Ngoài ra nó còn chứa các thành phần khác như citric acid, disodium hydrogen phosphate, sodium hydroxide, nỗnynol 9, glycerol, potassium iodate và nước tinh khiết.

Sản phẩm betadine sát khuẩn tay hay sát khuẩn các dụng cụ y tế. Ngoài ra nó còn dùng được cho các vết bỏng, vết thương hở, chốc lở, nấm da, …

betadine thuoc mo

Loại thứ tư là thuốc Betadine mỡ dùng để bôi ngoài da chứa Povidon iod 10%. Nhờ có các thành phần macrogol 400, macrogol 4000, sodium bicarbonate khiến nó có công dụng làm dịu vết thương, dưỡng ẩm, giúp mau lành vết thương.

Chỉ dùng sản phẩm khi vết thương đã được làm sạch và để khô; nếu vết thương còn ướt sẽ làm giảm tác dụng thuốc.

Betadine có thành phần và công dụng thế nào?

Trong tất cả sản phẩm của Betadine đều có chứa Povidone iod. Povidone iod là loại phức hợp giữa polime povidone (polyvinylpyrrolidone) và iod. iod sẽ được giải phóng từ từ khi tiếp xúc với vết thương nên kéo dài tác dụng của thuốc và ít bị độc hại hơn.

Các chế phẩm Betadine thường có nồng độ iod từ 9% đến 12%.

Iod có thể tiêu diệt nấm, vi rút, vi khuẩn nên được gọi là chất sát trùng. Các phân tử iod tạo phản ứng hóa học với nhóm OH hay SH của các axit amin trong protein, enzym của vi khuẩn.

Đây là phản ứng oxy hóa protein và axit amin làm mất hoạt động của các chất này. Đây là cách để Povidone iod ngăn ngừa nhiễm trùng vết thương.

Do iod dễ bị oxy hóa nên khi để trong không khí lâu chất này dễ bị mất màu. Do đó Betadine so với các sản phẩm sát khuẩn khác thì có tác dụng ngắn hơn. Khi thấy màu của chế phẩm trên vết thương đã mất thì bạn có thể cân nhắc dùng lại.

Các loại vi rút, vi khuẩn và nấm mà betadine có thể tiêu diệt:

Vi khuẩn: liên cầu, tụ cầu vàng có ở tất cả vết thương ngoài da.

Vi rút: vi rút gây thủy đậu , herpes làm loét miệng, zona,…

Nấm: Nấm mốc và nấm men đặc biệt là nấm candida albicans và trùng roi Trichomonas gây bệnh ở âm đạo.

Chỉ định

Betadine được chỉ định trong sát trùng vết thương, vệ sinh răng miệng, dự phòng nhiễm khuẩn phẫu thuật, phòng ngừa bệnh phụ khoa, vệ sinh da bị tổn thương, …

Sát trùng vết thương: vết loét, trầy xước, bỏng, vết thương bị nhiễm trùng,…

Vệ sinh răng miệng: Dùng làm nước súc miệng ngăn ngừa nấm, loét

Dự phòng nhiễm khuẩn phẫu thuật: sát trùng dụng cụ phẫu thuật, sát trùng da ngăn ngừa nhiễm khuẩn khi mổ.

Vệ sinh da liễu bị tổn thương: herpes, chốc, chàm, thủy đậu, hắc lào, …

Ngăn ngừa bệnh phụ khoa: viêm cổ tử cung, viêm âm đạo.

Liều lượng và cách dùng

Dung dịch sát khuẩn: người lớn và trẻ em khi khử trùng vết thương dùng sản phẩm không pha loãng. Sử dụng sản phẩm 2 lần 1 ngày, bôi vào vết thương, nếu cần thiết thì có thể băng lại.

Dung dịch súc miệng: dùng cho trẻ em trên 6 tuổi và người lớn. Có thể pha loãng dung dịch với nước ấm tỉ lệ ½ hoặc không pha loãng. Súc miệng và giữ trong miệng khoảng 10ml trong ít nhất 30 giây, tuyệt đối không được nuốt sản phẩm. Sử dụng 1 ngày 4 lần trong vòng 14 ngày.

Dung dịch phụ khoa: Dùng cho trẻ em trên 12 tuổi và người lớn. Pha loãng dung dịch với nước ấm để làm sạch âm đạo. Dùng mỗi ngày 1 lần vào buổi sáng theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Thuốc mỡ: Rửa sạch và để khô vùng da bị tổn thương rồi bôi thuốc vào. Sử dụng tối đa trong 14 ngày và mỗi ngày từ 1 đến 2 lần.

Chống chỉ định

Chống chỉ định dùng Betadine trong những trường hợp sau:

Mẫn cảm với bất kì thành phần nào của thuốc, phụ nữ mang thai và cho con bú, người bị rối loạn tuyến giáp. Trẻ em dưới 2 tuổi, người bị viêm da herpes mãn tính cũng không được dùng sản phẩm này.

Thận trọng khi sử dụng với người có tiền sử bị suy thận thì không được sử dụng thường xuyên.

Sản phẩm có thể gây kích ứng tại chỗ như dị ứng, xuất huyết dưới da, viêm da do iod, viêm tuyến nước bọt. Nếu nuốt phải có thể làm cho đường tiêu hóa bị tổn thương với triệu chứng đau bụng, tiêu chảy, buồn nôn,…

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nào như hạ huyết áp, suy thận, tim đập nhanh, sốc thì bệnh nhân cần được đưa ngay tới cơ sở y tế gần nhất.
Iod cũng có thể đi vào nước ối của người mẹ khiến cho trẻ sơ sinh bị bướu giáp, suy giáp bẩm sinh.

Xem thêm :