Bisolvon – thuốc ho long đờm dành cho trẻ nhỏ

Danh mục: ,

Mô tả

5/5 - (1 bình chọn)
63 Views

Bisolvon là thuốc đặc trị liên quan đến hô hấp, nhất là các trường hợp viêm phế quản, tăng tiết đờm,…

Tác dụng thực sự và cách dùng ra sao, có nên dùng Bisolvon hay không đang là câu hỏi của rất nhiều người.

Tìm hiểu Bisolvon 8mg là thuốc gì

Thuốc có hoạt chất chính là bromhexin, hoạt chất này lại được tổng hợp từ thảo dược vasicine nên khá an toàn.

Chất này có tác dụng tăng thanh dịch của phế quản, đồng thời cũng tăng vận chuyển chất nhầy, làm giảm độ quánh của nó.

Bằng cách thủy phân mucoprotein, khử các mucopolysaccharid bằng cách cắt đứt sợi cao phân tử, thông qua hoạt hóa biểu mô.

Bisolvon la gi

Ngoài ra nó còn giúp vận chuyển, phân hủy chất tiết, sau khi dùng bromhexin để điều trị thì kháng sinh trong dịch phế quản tăng lên.

Nhất là nồng độ Amoxicillin, Oxytetracycline, Erythromycin,… kể cả ở trong đờm.

Bên cạnh 4mg bromhexin hydroclorid thì còn có các tá dược khác như acid tartaric,, glycerol 100 %, natri benzoat, natri carmellos.

Cùng với natri cyclamat, dinatri edetat dihydrat, sorbitol lỏng không kết tinh, không thể thiếu hương vị dâu, phẩm đỏ 70E124 và nước tinh khiết.

Dược động học

Khả năng hấp thu nhanh qua đường tiêu hóa và hấp thu hoàn toàn, cả 2 dạng rắn và dung dịch khả dụng tương đương.

Lượng chất chuyển hóa với lần đầu đạt từ 75 đến 80%, khi uống với thức ăn dễ làm tăng bromhexin trong huyết tương.

Khả năng phân bố khi dùng với đường tĩnh mạch khá nhanh và rộng rãi, kể cả mô phổi.

Sau 2 giờ uống Bisolvon, nồng độ tại các cao hơn 1,5 đến 4,5 lần (gồm tại mô tiểu phế quản, mô phế quản và mô phổi).

Tại nhu mô phổi so với nồng độ huyết tương cao hơn hẳn 2,4 đến 5,9 lần, bromhexin liên kết không hạn chế với protein (95%).

Hoạt chất trên cũng chuyển hóa gần như tuyệt đối thành hydroxy và axitdibromanthranilic.

Sau khi dùng đường uống, thuốc thể hiện dược động học với liều từ 8 đến 32mg và không bị ảnh hưởng khi dùng cùng Ampicillin hoặc Oxytetracydin.

Thuốc Bisolvon có tác dụng gì

Tác dụng chính là trị ho, áp dụng với người bệnh có vấn đề về đường hô hấp, các bệnh lý tắc nghẽn đường thở.

Mà nguyên nhân là do đờm, khi sử dụng sẽ giúp tiêu đờm, dễ khạc đờm, giảm độ nhầy dính của chất nhầy.

Được chỉ định dùng cho người bị phế quản cấp/ mãn tính, làm loãng đờm với người tiết chất nhầy bất thường.

tac dung cua Bisolvon

Liều lượng tham khảo

Trước khi dùng nên đọc kỹ HDSD hoặc theo chỉ dẫn của dược sĩ, bác sĩ điều trị, tránh uống cùng thức ăn.

Có 2 dạng viên nén và siro, tùy từng đối tượng mà có liều lượng uống khác nhau.

Đối với người lớn uống 1 viên nén/ lần, mỗi ngày 3 lần và có thể dùng 6 viên/ ngày khi mới điều trị.

Dạng siro uống 10ml/ lần, mỗi ngày 3 lần, sử dụng theo cốc đong có vạch chia đi kèm.

Trẻ nhỏ 6-12 tuổi liều lượng 5ml, từ 2-6 tuổi liều lượng 2,5ml, dưới 2 tuổi 1,25ml, uống 3 lần/ ngày.

Mới điều trị có thể tăng liều lượng 60ml/ ngày (mỗi lần 20ml x 3 lần mỗi ngày) đối với người lớn, trẻ em >12 tuổi.

Siro được điều chế không đường nên trẻ nhỏ hay người bị đái tháo đường đều dùng được.

Tuy nhiên chỉ dùng từ 8-10 ngày, nếu không thấy cải thiện cần tham khảo bác sĩ liệu trình tiếp theo.

Đối với bệnh nhân hô hấp cấp tính, cần được bác sĩ chỉ định về khả năng cải thiện hay xấu đi khi dùng thuốc điều trị.

Chống chỉ định

Bisolvon 8mg không dùng cho những ai bị quá mẫn với thành phần thuốc, nhất là bromhexin, hay người mắc bệnh di truyền hiếm gặp.

Bởi những trường hợp này khó dung nạp được tá dược trong thành phần thuốc, dẫn đến gặp các tác dụng phụ.

Tính an toàn của thuốc với phụ nữ đang mang bầu chưa có kết quả chính xác nên cần thận trọng và không khuyến khích dùng.

Kể cả mẹ bầu mới sinh, đang cho bé bú mẹ, chưa có minh chứng về khả năng bài tiết của Bisolvon vào sữa mẹ.

Người lái xe, vận hành máy sử dụng an toàn vì không gây ảnh hưởng xấu hay buồn ngủ, mất tập trung.

chong chi dinh dung Bisolvon

Tác dụng phụ

Khi dùng Bisolvon có thể gặp tình trạng như rối loạn da và trung thất, mô dưới da.

Hay rối loạn ngực và hệ miễn dịch, biểu hiện ra ngoài như phát ban, nổi mề đay, phù mạch, ngứa ngáy.

Triệu chứng khác có co thắt phế quản, buồn nôn, nôn, sốc phản vệ, kèm theo tiêu chảy, đau bụng trên.

Thậm chí nặng hơn có thể bị hoại tử biểu bì nhiễm độc tạm thời có biểu hiện ho, viêm mũi, sốt đau.

Và cả đau họng nên dễ gây nhầm lẫn hoặc hội chứng Stevens Johnson, tổn thương niêm mạc hoặc da.

Người dùng thuốc thấy các dấu hiệu lạ trên cơ thể cần đến gặp bác sĩ báo cáo để chữa trị ngay và ngưng dùng thuốc.

Tương tác thuốc

Đến nay cũng chưa ghi nhận tương tác xấu với các thuốc khác nhưng người bệnh hãy báo với bác sĩ các thuốc đang dùng.

Để đảm bảo an toàn tuyệt đối hãy liệt kê cả thuốc bổ, TPCN, không ngưng, tự đổi liều khi bác sĩ chưa cho phép.

Thận trọng khi dùng thuốc dạng siro đồng thời với thuốc ức chế ho, mục đích là tránh tích tụ chất tiết.

Cũng như sự suy giảm phản xạ ho, chỉ sử dụng nếu cân nhắc được lợi ích nhiều hơn hạn chế.

Hơn nữa tránh dùng cùng với thuốc dạng atropin giảm tiết dịch. Dùng với các thuốc kháng sinh khác làm tăng nồng độ các kháng sinh đó khi đi vào phế quản, mô phổi.

Nên những bệnh nhân nhiễm khuẩn đường hô hấp sẽ được bác sĩ chỉ định dùng chung Bisolvon kèm với kháng sinh.

tuong tac thuoc Bisolvon

Lưu ý khi sử dụng

Người bị hen, loét dạ dày, người bị bệnh di truyền hiếm gặp không nên dùng thuốc Bisolvon.

Bệnh nhân hen khi sử dụng dễ bị co thắt phế quản khi quá mẫn, cũng cần cẩn trọng với người suy gan thận.

Nhất là đối tượng suy thận nặng có thể xảy ra tình trạng tích lũy các chất chuyển hóa của bromhexin.

Chú ý khi dùng cho người cao tuổi, người đang bị suy nhược, cơ thể quá yếu, đặc biệt là không có khả năng khạc đờm.

Báo với bác sĩ nếu bạn đang mắc bệnh coeliacia, bệnh ruột non gluten, đang bị loét dạ dày, tá tràng.

Hãy bảo quản thuốc ở nơi không có ánh nắng, tránh ẩm, không để trong phòng tắm hay gần nguồn nước.

Bảo quản ở nhiệt độ phòng, không bỏ trong ngăn đá, bỏ thuốc khi quá hạn, như vậy mới đảm bảo chữa trị hiệu quả.

Xem thêm: