Esomeprazole điều trị dạ dày có hiệu quả hay không

Danh mục:

Mô tả

5/5 - (1 bình chọn)
54 Views

Esomeprazole được dùng để trị bệnh dạ dày và liên quan đến cuống họng, thuộc dạng thuốc ức chế proton.

Vậy tác dụng thực tế, cách dùng và liều dùng ra sao để đảm bảo an toàn và tránh được tác dụng phụ, chi tiết sẽ có trong bài viết.

Giới thiệu chung

Esomeprazole la thuoc gi

Đây là thuốc ức chế bơm proton, sau khi uống hấp thụ rất nhanh, sau 1-2 giờ đạt nồng độ cao trong huyết tương.

Sinh khả dụng tăng khi dùng 20mg đạt 68%, liều 40mg đạt 89%, thức ăn làm chậm hoặc giảm hấp thu nhưng không thay đổi tác dụng.

Khả năng phân bố gắn vào protein huyết tương khoảng 97%, chuyển hóa nhờ isoenzyme CYP2C19, enzyme cytochrome P450 ở gan.

Thời gian thải trừ 1,3 giờ dưới dạng chuyển hóa không hoạt tính (chiếm 80% dạng nước tiểu, còn lại qua phân).

Có 3 dạng điều chế gồm bột pha tiêm 40mg, cốm pha hỗn dịch uống 10mg và viên nén bao vi hạt tan trong ruột.

Tác dụng của thuốc Esomeprazole

Chủ yếu dùng trong điều trị bệnh về cuống họng, dạ dày thông qua việc giảm lượng axit được tạo ra.

Điển hình có thể kể đến bệnh viêm loét dạ dày, trào ngược axit, có vai trò làm giảm triệu chứng liên quan.

Như khó nuốt kèm theo ợ nóng kể cả làm lành tổn thương tại cuống họng, dạ dày và ho kéo dài.

Đồng thời cũng ngăn ngừa, phòng chống viêm loét, đặc biệt là ngừa ung thư vòm họng.

cong dung cua Esomeprazole

Được chỉ định đối với người trào ngược thực quản, dạ dày và dự phòng bệnh, đồng thời cũng dùng điều trị loét dạ dày.

Cụ thể là dùng cho người có triệu chứng trào ngược nặng, bệnh nhân viêm thực quản.

Cũng như có hội chứng tăng tiết bệnh lý, có thể kể qua đa u tuyến nội tiết, Zollinger Ellison,…

Và được chỉ định dùng cho người qua nội soi xuất huyết cấp tính với tác dụng phòng tái xuất huyết.

Bào chế dạng viên nén dùng cho người bị nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori.

Cách dùng và liều dùng

Thời gian dùng thuốc nên trước bữa ăn 1 giờ, 1 lần mỗi ngày, tuy nhiên vẫn cần tham khảo bác sĩ.

Cách dùng với dạng viên hoặc cốm pha là dùng đường uống, rất dễ sử dụng cho cả người lớn, trẻ nhỏ.

Dạng tiêm tĩnh mạch cần hòa tan với NaCl 0,9% tiêm trong ít nhất 3 phút.

cach dung và lieu dung Esomeprazole

Dạng truyền tĩnh mạch cũng pha loãng nồng độ tương tự và thời gian truyền từ 15-30 phút hoặc liên tục.

Tuy nhiên liều dùng chỉ để tham khảo, khi sử dụng cần hỏi bác sĩ và thực hiện đúng theo chỉ định.

Liều thông thường với người lớn uống 30 phút trước khi ăn hoặc mỗi ngày tiêm tĩnh mạch từ 20-40mg/ lần.

Liều cụ thể là 80mg truyền trong 30 phút, sau đó mỗi giờ truyền 8mg liên tục trong 3 ngày.

Trẻ em từ 12-18 tuổi dùng mỗi ngày 20-40mg dạng uống hoặc tiêm tĩnh mạch, áp dụng với bệnh nhân trào ngược thực quản, dạ dày.

Liều lượng với từng bệnh

Bệnh nhân nhiễm Helicobacter pylori gây loét dạ dày tá tràng thì Esomeprazole chính là thành phần thuộc phác đồ điều trị kết hợp với một số thuốc khác.

Liều dụng với trường hợp này là 20mg/ lần, mỗi ngày 2 lần, dùng liên tục 7 ngày hoặc 40mg/ lần/ ngày dùng liên tục 10 ngày.

Phác đồ được bác sĩ lựa chọn có thể là 3-4 thuốc kết hợp tùy theo tỷ lệ kháng thuốc, có tetracycline, amoxicillin, tinidazole, clarithromycin, metronidazole và bismuth.

Dự phòng loét nguyên nhân do stress dùng liều 20mg mỗi ngày, duy trì 1-2 tháng, áp dụng cho cả trị loét dạ dày do dùng thuốc không steroid.

Đối với người bị trào ngược dạ dày thực quản hệ nặng kèm theo cả viêm trợt thực quản dùng trong 4 tuần.

lieu luong Esomeprazole

Liều uống mỗi ngày 40mg, chỉ dùng 1 lần trong ngày, nếu cần có thể duy trì thêm 4 tuần tiếp theo.

Hoặc uống 20-40mg trong thời gian 1-2 tháng, tổn thương chưa lành uống tiếp 1-2 tháng nữa, bệnh nhân quá nặng tăng lên 80mg/ 2 lần/ ngày.

Hội chứng Zollinger-Ellison bắt đầu uống 40mg, mỗi ngày 2 lần, điều chỉnh liều tùy từng cá thể và lượng dịch tiết dạ dày.

Có trường hợp dùng đến 80-160-240 mg/ ngày tuy nhiên những liều >80mg cần chia thành 2 lần uống.

Đối với trẻ em dùng 10mg/ lần/ ngày duy trì trong 8 tuần đối với bé từ 10kg trở lên (1-11 tuổi).

Bé trên 20kg có thể dùng tối đa từ 10 đến 20mg, >12 tuổi dùng liều tương tự người lớn.

Tuy nhiên liều lượng chỉ để tham khảo, trước khi áp dụng nên hỏi ý kiến bác sĩ kê đơn để sử dụng hữu hiệu nhất.

Tác dụng phụ

Esomeprazole 20 mg có thể gây nên một số tác dụng phụ, thường là đau bụng, đầy bụng.

Kèm theo tiêu chảy hoặc táo bón, có người thấy buồn nôn và nôn ói, ít gặp trường hợp dị cảm.

Tác dụng phụ khác là gây rụng lông, lẫn lộn, giảm bạch cầu, nặng có thể bị viêm gan, suy gan.

Hoặc đau cơ khớp, phù ngoại vi, tuy nhiên rất hiếm gặp, kể cả rối loạn thị giác, vị giác.

Khả năng tương tác của Esomeprazole rất cao nên đặc biệt lưu ý về vấn đề này và báo cáo với bác sĩ điều trị.

tac dung phu Esomeprazole

Chú ý khi sử dụng

Không dùng cho người quá mẫn với omeprazole, esomeprazole, vì thuốc che lấp dấu hiệu bệnh nên phải loại trừ khả năng ung thư dạ dày.

Thận trọng với người bị u dạ dày ác tính bởi thuốc có thể làm chậm chẩn đoán và che giấu biểu hiện bệnh.

Cẩn trọng với các đối tượng như mẹ bầu, đang cho bé bú hay bệnh nhân mắc bệnh về gan.

Bởi chưa có nghiên cứu về khả năng Esomeprazole phân bố trong sữa, do đó rất có khả năng gây tác dụng phụ cho bé bú mẹ.

Thuốc cũng ít ảnh hưởng đến sự tập trung vận hành, lái xe, máy móc, tuy nhiên khi dùng thuốc thấy mờ mắt, chóng mặt nên dừng hoạt động.

Thuốc Esomeprazole 40mg dạng tiêm chỉ dùng khi bệnh nhân khó uống, nuốt viên nén.

Khi dùng dạng viên nén hãy nuốt nguyên viên, không bẻ, nghiền, nhai, nhanh chóng nuốt không để lần sau.

Người dùng sonde uống bằng cách lắc thuốc với nước, có thể dùng song song với thuốc kháng axit.

Không dùng kéo dài quá lâu thuốc này vì nó làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn, tiêu chảy, viêm teo dạ dày.

Nhất là khi dùng quá 1 năm, nguy cơ xấu tăng lên, điển hình như gãy xương cổ tay, gãy xương chậu, loãng xương gây tổn thương cột sống.

Lời khuyên dùng với liều thấp nhất phù hợp với tình trạng, những người gặp nguy cơ về xương nên dùng vitamin D, canxi,…

Xem thêm: