ban tay

Cấu tạo của bàn tay phức tạp thế nào và các bệnh thường gặp

5/5 - (1 bình chọn)
87 Views

Bàn tay là bộ phận quan trọng, có vai trò từ đơn giản (cầm nắm) đến phức tạp hơn (cầm bút viết).

Không chỉ vậy nó còn giữ nhiều vai trò, vậy cấu tạo của bàn tay ra sao? Và liệu có dễ mắc bệnh hay không, hãy cùng nghiên cứu chi tiết về nó qua bài viết dưới đây.

Tổng quan về bàn tay

Bàn tay là bộ phận cuối cùng của cánh tay, bao gồm từ các nếp gấp cổ tay tính đến đầu ngón tay.

Nó được chia thành gan và mu bàn tay, khi khum lại mặt trong là gan và mặt ngoài là mu.

Đây là bộ phận quan trọng với mỗi người, hỗ trợ từ hoạt động đơn giản đến phức tạp. Mỗi người có 2 bàn tay, được chia thành trái và phải, mỗi bàn có 5 ngón, tổng cộng có 10 ngón tay.

Nó còn được gọi với tên khác là xúc giác, mỗi bên tay sẽ được bán cầu não chỉ huy. Ví dụ tay phải do bán cầu não phải chỉ huy, tay trái được điều khiển bằng bán cầu não trãi.

Mỗi người thuận tay khác nhau, việc này nói nên đặc điểm của mỗi người, bán cầu não nào hoạt động nhiều hơn.

Cấu trúc bàn tay

cau truc ban tay

 

Như đã nói ở trên, mỗi bàn tay có 5 ngón, được chia thành ngón cái, ngón trỏ, ngón giữa, cùng với ngón áp út và ngón út.

Ngón cái của tay phải khi đặt úp nằm đầu tiên từ trái sang, đối với tay trái đặt úp nằm đầu tiên từ phải sang. Nằm gần ngón cái nhất là ngón trỏ, tiếp theo là ngón giữa, rồi đến ngón áp út, cuối cùng và nhỏ nhất là ngón út.

Bốn ngón ngoài cùng này có vai trò cầm nắm các vật thể, có thể xoay 45 độ, còn ngón cái xoay được 90 độ. Tính linh hoạt của ngón cái cũng là đặc điểm để nhận ra tay thật hay giả, ngón cái đối diện với 4 ngón còn lại.

Hệ thống xương bàn tay

Khi giải phẫu bàn tay thấy nhiều các cơ, gân, xương, quan sát được hết cấu tạo của nó.

Tổng cộng có 27 xương gồm 8 xương cổ tay, 5 xương lòng bàn tay, còn lại các ngón có 14 xương.

Xương tại cổ tay xếp thành 2 hàng, gọi chung là 1 khối với hàng trên gồm scaphoid, lunate, triquetrum, pisiform lần lượt là xương thuyền, xương nguyệt, xương tháp, xương đậu.

Hàng dưới có trapezium, trapezoid, capitate, hamate lần lượt là xương thang, xương thê, xương cả và xương móc, tất cả chúng đều là dạng xương ngắn.

3 xương ngoài hàng trên có mặt trên tiếp khớp với xương quay, mặt dưới tiếp khớp với xương hàng dưới.

Khối xương cổ tay có mặt dưới tiếp khớp với xương đốt, rãnh cổ tay được tạo thành do mặt trước hợp với xương cổ tay.

Mỗi ngón cấu tạo 3 đốt, còn 2 đốt đối với riêng ngón cái, vậy tổng cộng có 28 xương đốt.

Chúng được gọi là đốt gần, đốt giữa, đốt xa, đối với ngón cái là đốt gần và đốt xa, mỗi xương đốt đều có chỏm đốt, thán đốt, nền đốt.

Xương cẳng với bàn tay nối liền bằng xương cổ tay với 8 chiếc tất cả, xếp thành 2 hàng. Khi gập bàn tay lại thì 4 xương ở hàng trên theo xương cẳng, còn hàng dưới theo xương đốt.

Mỗi xương sẽ có 6 mặt, có mặt tiếp khớp và không tiếp khớp, nhìn chung nó như ổ bi giữa 2 xương.

Chức năng chính

chuc nang ban tay

 

Bộ phận này dùng để cầm nắm là chính, ngoài ra cũng thực hiện các hoạt động tinh vi hơn.

Có thể là cầm bút viết, vẽ, cầm vật tròn/ trụ/ móc, chụm lại để nhặt đồ, xòe rộng để bắt một thứ gì đó, chỉ chỏ,…

Tưởng chừng như những việc đó đơn giản tuy nhiên lại là một quá trình phức tạp, bộ phận khác không thay thế được.

Nếu quan sát kỹ sẽ thấy sự khác biệt ở lòng của bàn tay mỗi người, đó là các đường chỉ tay và hoa tay. Sự có mặt của nó giúp cho việc sinh hoạt tốt hơn, vùng da ở các đầu ngón rất đặc biệt.

Đây là nơi hiển thị dấu vân tay, mỗi người không ai giống ai vì thế nó được dùng để nhận dạng.

Cảnh báo bệnh tật qua dấu hiệu bàn tay

Dựa vào màu sắc lòng bàn tay người ta cũng nhận biết được tình trạng, lượng máu của cơ thể. Nếu màu nhạt tức là thiếu máu, màu vàng người đó rất dễ bị bệnh về mật/ gan.

Nếu có màu son chính là dấu báo bệnh xơ gan, cần kiểm tra ngay để chữa trị. Màu sắc ngón tay, hình dạng cũng là dấu hiệu nữa dự báo sức khỏe, khi móng nhạt màu chứng tỏ cơ thể đang thiếu sắt.

Khi bạn thấy nắm tay yếu tức là có khả năng bị bệnh tim bởi sức mạnh của nó liên kết chặt chẽ với nguy cơ đột quỵ, đau tim.

Dấu hiệu bệnh tuyến giáp, tiểu đường thể hiện khi ngón tay dạng cò súng, đây cũng là biểu hiện bệnh viêm hẹp bao gân gấp.

Triệu chứng là đau, sưng gốc ngón tay, khó duỗi/ gấp lại, khi cố gắng cử động bị kẹt, bị cứng.

Bị bệnh tiểu đường sẽ có dấu hiệu tay ngứa râm ran, nhất là khi thức dậy bị kim châm, tê, ngứa ran, đau.

Quan sát móng bị phồng lên hay còn gọi là ngón tay dùi trống là cảnh báo bệnh về phổi như giãn phế quản, ung thư phổi,…

Thiếu vitamin A, C, thiếu kẽm khiến móng tay yếu, dễ gãy, khi đó cần bổ sung các loại sữa chưa, hạt, động vật có vỏ,…

Ăn thừa muối khiến ngón tay sưng, quan sát giống cây xúc xích khiến thận khó thải chất không mong muốn, khó lọc máu.

Khi đó tim phải hoạt động mạnh hơn, nhiều hơn để bơm máu làm huyết áp tăng, áp lực thận tăng.

dau hieu benh qua ban tay

 

Các bệnh dễ gặp

Teo cơ bàn tay là bệnh thường xảy ra, kèm theo chứng tê bì do nhiều nguyên nhân gây nên.

Phổ biến hơn là tê tay do chèn ép dây thần kinh, nhất là giữa ngón trỏ và ngón giữa, cảm giác như kiến bò, kim đâm hoặc mất cảm giác.

Mạch máu bị chèn làm máu khó lưu thông, lao động nặng, ngồi lâu, ngủ sai tư thế là các nguyên nhân gây nên.

Hội chứng ống cổ tay nghe có vẻ lạ nhưng nó tương quan với bệnh võng mạc, viêm bao hoạt dịch,… đối với người bị đái tháo đường.

Một số chấn thương khác dễ gặp là trật khớp, bong gân khi hoạt động, va đập mạnh, gãy xương… Vì kiêm nhiệm nhiều hoạt động nên rất dễ gặp chấn thương, kể cả viêm gân, viêm xương khớp, đứt dây chằng.

Trong đó ngón cái dễ bị chấn thương nhất, một số lành nhanh, tự lành nhưng một số khác cần can thiệp điều trị.

Xem thêm: