cai cuc

Cải cúc có ăn sống được không ? Tác dụng, cách nấu canh

5/5 - (1 bình chọn)
77 Views

Cải cúc là loại rau xanh quen thuộc trong thực đơn bữa ăn và bên cạnh đó nó cũng có rất nhiều công dụng.

Có thể nói đây là bài thuốc chữa bệnh mà nhiều người chưa biết kèm theo lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe.

Giới thiệu chung về rau cải cúc

Tên khác là rau tần ô, thuộc dòng cây thân thảo, nhiều nơi gọi tắt là rau cúc, dân tộc gọi là xoòng hao.

Cùng họ với cúc, khoa học có tên Chrysanthemum coronarium L, là cây sống hàng năm.

Thân mọc đứng, cao từ 40 đến 60cm, tối đa 1m chia thành nhiều nhánh xum xuê. Cành mềm màu xanh lục, chuyển nâu nhạt và cứng dần khi già.

cai cuc

Lá màu xanh mọc so le, quan sát lá chẻ dạng lông chim, mặt lá nhẵn, vò nát hoặc cắt ra có mùi thơm hắc.

Hoa cải cúc màu vàng sẫm, viền ngoài màu trắng nhạt, mùi khá thơm, hết mùa hoa có quả 2-3mm, thường xuất hiện tháng 1-3.

Loại cây này bắt nguồn từ Địa Trung Hải, sau xuất hiện ở châu Á, châu Âu, tìm thấy nhiều ở miền Bắc Việt Nam, miền Nam có ở Lâm Đồng.

Dược lý và thành phần hóa học

Cải cúc có vị nhạt, ngọt, mùi thơm, đặc tính mát, vị hơi đắng và the, chứa nhiều tinh dầu.

Ngoài ra cũng có nhiều acid amin, các vitamin A, B, C cùng các chất herniarin, acid chlorogenic, gossypitrin, acid 3.5-di-cafe o, quercimetrin,…

Trong đông y chủ yếu dùng trừ đờm, tán phong nhiệt, kiện tỳ vị, chữa ho dai dẳng, tiêu chảy, tăng sữa cho mẹ bầu sau sinh,…

Với y học hiện đại, dịch chiết ethanol không tác dụng với Escherichia Coli nhưng tác dụng trên Bacillus subtilis, Micrococcus luteus.

cai cuc thanh phan

Lợi ích với sức khỏe

Được nhận xét là khá lành tính nên ăn vào mùa lạnh giúp tránh cảm cúm, giữ ấm cơ thể.

Nhiều axit amin và chất béo, nồng độ Na, K, khoáng chất và protein có tác dụng lợi tiểu, điều chỉnh quá trình trao đổi chất.

Hơn nữa loại bỏ phù nề, giúp an thần, làm các dây thần kinh não dịu đi, nhất là đối với người hay lo lắng.

Vô cùng hiệu quả trong việc ổn định cảm xúc do có nhiều carotenoid, vitamin, axitamin, cũng tăng trí nhớ, bảo vệ não.

Vì trong rau có nhiều diệp lục và chất diệp lục nên rất tốt cho bệnh huyết áp, giảm cholesterol, bổ sung chất xơ cho tiêu hóa.

Nghiên cứu thấy cải cúc có nhiều chất dễ bay hơi nên ăn hàng ngày tốt cho hệ tiêu hóa, hạn chế táo bón. Nó giúp đường ruột loại bỏ chất độc hại, thúc đẩy nhu động ruột hoạt động tốt.

cai cuc chua ho

Về tác dụng với làn da, nó giúp trẻ hóa, làm đẹp da với nhiều vitamin, dưỡng chất.

Đồng thời nhanh tái sinh tế bào mới và đàn hồi tốt hơn, người ăn thường xuyên sẽ có làn da căng trẻ, sáng bóng.

Có thể bạn chưa biết vitamin A trong loại rau này còn thanh phổi tiêu đờm, giảm suyễn, chống nhiễm trùng cho hệ hô hấp.

Một số công dụng khác là trị đau đầu, ăn nhiều tốt cho thị lực, phụ nữ sau sinh muốn tăng sữa có thể ăn rau này nấu với thịt nạc.

Bên cạnh đó sắc tố xanh trong lá làm giảm cholesterol nên rất thích hợp giảm béo và cho người ăn kiêng.

Bài thuốc chữa ho, tiêu chảy và giải cảm

Trẻ em bị ho dùng 6g lá tươi thái nhỏ, đem hấp cách thủy với mật ong và uống hàng ngày rất lành tính.

Người lớn bị ho dùng 100 đến 150g rau nấu canh ăn với 200g phổi lợn trong bữa ăn hàng ngày. Duy trì 1 liệu trình ăn trong 3-4 ngày, ăn cả cái và nước giảm ho rất tốt.

Bệnh nhân mới ốm dậy, người mệt mỏi, ăn uống không tiêu nấu 500g cải cúc với 100g thịt lợn nạc. Đem thái nhỏ rau, thịt thái vừa ăn, đem nấu gia vị vừa ăn, cuối cùng thêm 3 lát gừng tươi đập dập, tắt bếp và dùng ngay.

Bài thuốc giải cảm bằng cách ninh cháo nhừ rồi đổ vào rau thái nhỏ cho tái và dùng ngay. Rất đơn giản nhưng giải cảm tốt, cực kỳ hữu hiệu, dùng ngày từ 2-3 lần là đủ liệu trình.

Ăn canh cải cúc liên tục từ 3-5 ngày chữa tiêu chảy rất hiệu quả do có tác dụng làm ấm tỳ vị, nhất là người tiêu chảy liên tục, đi ngoài phân lỏng.

Bài thuốc chữa hạ huyết áp, đau đầu, hoa mắt

Với lượng tinh dầu và axit amin vốn có, uống nước cốt rau cúc ép mỗi ngày 50ml giúp hạ huyết áp, thanh lọc đầu óc. Có thể chia uống sáng/ chiều, rất phù hợp với người cao huyết áp triệu chứng đau nặng đầu.

Người thường xuyên bị hoa mắt kèm chứng chóng mặt nên dùng ngay bài thuốc nấu cá diếc với rau cúc.

Cá sau khi làm sạch, bỏ vảy, bóp rượu đem rán vàng đều, thêm gừng tươi và nước vào đun liu riu. Đến khi chín cho thêm rau vào, nêm gia vị, đến khi sôi lại tắt bếp và dùng ngay, dùng liên tục 10 ngày.

Người đau đầu kinh niên dùng thân cây, rễ, cả hoa và lá nấu với nước, uống mỗi ngày 30g. Kết hợp bài thuốc lấy lá rau cúc phơi khô, hơ nóng tại vị trí thái dương và đỉnh đầu vào buổi tối.

Hoặc khi nào thấy nhức đầu áp dụng sẽ thấy bệnh thuyên giảm, đầu nhẹ nhõm, nên chọn cây già.

cai cuc nau canh

Canh rau cúc chữa ít sữa cho mẹ bầu sau sinh

Tận dụng cả cây khoảng 300g cùng với 150g thịt lợn nạc băm và lạc rang giã nhỏ 50g.

Thịt băm thêm gia vị và viên tròn lại, hấp cách thủy bằng cách xếp lần lượt rau – thịt viên – rau. Tiến hành đun trong 15 phút, ăn từ 3-5 ngày liên tục sẽ thấy tăng lượng sữa về.

Hoặc đơn giản hơn là nấu canh rau cúc với thịt băm cũng có tác dụng tương đương bài thuốc trên.

Chú ý khi ăn cải cúc

Dù rốt cho sức khỏe nhưng tiêu thụ quá mức dễ gây hại cho cơ thể như dị ứng. Nhất là phần giữa nụ hoa, những trường hợp dị ứng với hướng dương, cúc, cỏ phấn hương,… cần chú trọng khi ăn cải cúc.

Bệnh nhân đang điều trị bệnh gout, máu cao, mụn rộp, người đang dùng thuốc insulin, thuốc ức chế miễn dịch, đang chữa HIV tuyệt đối không dùng.

cai cuc chu y

Với đặc tính mát nên người thể trạng hư hàn, đang bị tiêu chảy, lạnh bụng tránh sử dụng.

Rất dễ kiếm, dễ trồng nên không khó để tìm mua nhưng cần rửa thật sạch trước khi dùng vì rau dễ nhiễm trứng giun.

Dược liệu với các bài thuốc kể trên có tác dụng chậm nên cần kiên trì dùng lâu dài từ 3 đến 10 ngày mới hiệu quả.

Xem thêm :