cai ghe

Bệnh cái ghẻ là gì? Nguyên nhân và cách chữa trị

5/5 - (1 bình chọn)
67 Views

Cái ghẻ là nguyên nhân gây bệnh da liễu không hiếm gặp ở nước ta, nhất là nơi có điều kiện vệ sinh kém.

Nhất là nơi sống chật chội, đông đúc, nhà ở chật hẹp, thiếu nguồn nước sạch khiến bệnh trở nặng và biến chứng khó lường.

Nguồn gốc bệnh cái ghẻ

nguon goc cai ghe

Con cái ghẻ ban đầu được xác định vào những năm 1600, năm 1700 gây bệnh trên da với 300 triệu người.

Nó ảnh hưởng đến mọi đối tượng, tầng lớp trong xã hội, đặc biệt dễ nhiễm ở phụ nữ và trẻ em.

Thường mùa đông bệnh có xu hướng phát triển hơn so với mùa hè, tập trung ở nơi đông dân, vệ sinh kém.

Trong 2 thập kỷ qua, căn bệnh này đã phổ biến hơn khiến chất lượng cuộc sống bị ảnh hưởng.

Căn bệnh này do ký sinh trùng ghẻ gây nên, chủ yếu do ghẻ cái bởi con đực sau khi giao phối sẽ chết nên không gây bệnh được.

Việc lây lan ký sinh trùng gây bệnh qua các vật dụng dính cái ghẻ, trứng ghẻ hoặc do gần gũi với người có mầm bệnh.

Đặc điểm cái ghẻ

Loài này có 4 đôi chân nhỏ cỡ 0,3mm nhưng không thể bay nhảy, khó quan sát thấy bằng mắt thường.

Chu kỳ sống kéo dài cỡ 1 tháng ở trong/ trên thượng bì, lớp sừng của thượng bì là nơi ghẻ cái ký sinh.

Chúng ban ngày đẻ trứng, ban đêm đào hang, số lượng trứng mỗi ngày từ 1-5 quả.

dac diem cai ghe

Chỉ sau 3-4 ngày trứng nở thành ấu trùng và trong 20-25 ngày tiếp theo (5-6 lần lột xác) sẽ thành con trưởng thành. Rồi chúng bò ra khỏi hang, giao hợp, theo vòng đời sẽ đào hầm, đẻ trứng mới và sinh sôi nảy nở.

Điều kiện thuận lợi chúng sinh sôi cực nhanh, sau 3 tháng 1 con cái có thể có 150 triệu con.

Ban đêm là lúc ngứa dữ dội vì con cái cần giao phối, bò ra khỏi hang đi tìm con đực. Khi đó sẽ gãi nhiều làm vương vãi chúng ra giường chiếu, quần áo nên đây chính là thời gian dễ lây nhất.

Dấu hiệu bệnh

Khi mặc chung quần áo, nằm chung giường, tiếp xúc da kề da rất dễ lây của nhau.

Các ổ dịch thường ở những nơi sống tập thể như quân đội, nhà ở chật hẹp, quân đội, trại giam, dân cư đông đúc,…

Dấu hiệu của bệnh là mụn nước (mụn trai), luống ghẻ (đường hầm) đào ở lớp sừng bởi con cái.

Đây là đường cong từ 2-3cm, ngoằn ngoèo, cao hơn mặt da, có màu trắng xám/ trắng đục.

dau hieu benh cai ghe

Đầu đường hầm là các mụn nước từ 1-2mm, là nơi chúng cư trú, thường ở nếp gấp cổ tay, kẽ ngón tay.

Hoặc ở các đường chỉ lòng bàn tay, bao quy đầu, biểu hiện các mụn nước nhỏ. Khi lấy kim chích ra thấy màu đen/ xám, khều đầu kim sẽ thấy cái ghẻ.

Mụn nước nằm rải rác ở các vùng da mỏng như rốn, kẽ mông, nếp vú, mặt trong đùi, trẻ sơ sinh có cả ở bàn chân.

Đối với bao quy đầu, nó gây nên các vết trợt có tên là săng ghẻ, khác hoàn toàn với săng giang mai.

Hậu quả khi bị bệnh

Bệnh ghẻ gây ngứa ngáy, nhất là ban đêm do con cái di chuyển, đào hang tiết ra độc tố.

Nó kích thích dây thần kinh cảm giác gây ngứa ngáy dữ dội, kéo dài làm giấc ngủ bị phá vỡ.

Khi gãi làm trầy da, nhiễm khuẩn, sẩn, mụn mủ, mụn nước, các vết trợt, vảy tiết, sau đó thành sẹo, bạc màu.

Hành động này dễ làm bệnh nặng hơn, gây chốc lở da, nếu không chữa trị dễ chuyển biến nặng.

hau qua khi bi cai ghe

Dần dần tạo nên hình ảnh con cái ghẻ tựa như bức tranh hoa gấm hay khảm xà cừ.

Tổn thương đó gây biến chứng viêm da, nhiễm khuẩn, làm lu mờ tổn thương đặc hiệu, eczema hóa.

Một thời gian lan đến nhiều bộ phận khác, thậm chí bao trùm toàn cơ thể gây phản ứng viêm.

Nhất là khi dùng chung đồ với người bị bệnh rất dễ bị lây lan căn bệnh này, đặc biệt là quan hệ tình dục.

Cách bắt con cái ghẻ

Dựa vào tốc độ phát triển, sinh sản cực nhanh, để tiêu diệt tận gốc thì cần loại bỏ trứng ghẻ.

Cần sớm phát hiện, nhận biết triệu chứng bệnh, điều trị ngăn ngừa ngay, nếu sống đông người cần điều trị tập thể.

Thuốc trị cái ghẻ là phương pháp hiệu quả và thông dụng, có thể dùng Permethrin 5%. Dạng xịt hoặc kem đều có khả năng chữa trị như nhau, bôi ngoài da rất an toàn.

Thuốc DEP trị căn bệnh này rất tốt, thuốc cũng làm lành nhanh các vết côn trùng cắn, được tin dùng qua nhiều thập kỷ.

Dùng lưu huỳnh dạng thuốc mỡ cũng bắt được nhưng cần chú ý theo chỉ dẫn của bác sĩ.

Trước hết nên tắm với xà phòng, sau đó bôi thuốc mỡ lưu huỳnh lên da, trước khi ngủ bôi thêm lần nữa. 24 giờ trôi qua tắm rửa lại kỹ để loại bỏ thuốc cũ, bôi lớp thuốc mới như trên.

Ivermectin cũng là thuốc trị bệnh hữu hiệu, dùng cho cả người bị sán lá gan lớn, nhiễm ký sinh trùng,… Tuy nhiên thuốc này gây tác dụng phụ như sốt, chán ăn, rối loạn tiêu hóa,… nên cần được chỉ định, cân nhắc sử dụng.

Phòng ngừa bệnh

Về cái ghẻ chết ở nhiệt độ bao nhiêu thì chúng chết ở nhiệt độ khoảng 60 độ C nên hãy đun sôi quần áo 5 phút ở nhiệt độ 80-90 độ C sau khi mặc.

Đây cũng là cách phòng ngừa bệnh tối đa, chú ý rửa tay trước khi ăn để diệt vi khuẩn, dùng loại xà phòng phù hợp.

Nguồn nước nhiễm bẩn chứa nhiều vi khuẩn gây bệnh, và có thể trong đó chứa nguồn lây căn bệnh này.

Do đó không tiếp xúc trực tiếp với nước bẩn, tắm rửa thường xuyên để đẩy lùi nguy cơ bị bệnh.

Khi cơ thể tiết mồ hôi, bụi bẩn ở môi trường dính vào dễ gây ghẻ lở, đồng thời giặt giũ chăn màn, quét dọn nhà cửa, màn, chiếu, gối thường xuyên.

cach chua benh cai ghe

Ăn chín, uống sôi, không ăn đồ chưa nấu chín, bổ sung vitamin A, B, C, ăn nhiều hoa quả để tăng đề kháng.

Hạn chế dùng chung đồ (quần áo, khăn,…) với người khác vì có khả năng lây lan qua các vật dụng này.

Mỹ phẩm, hóa chất làm da bị tổn thương cũng là điều kiện khiến căn bệnh này phát triển, vi khuẩn từ môi trường xâm nhập lên da.

Tóm lại, căn bệnh này không quá nguy hiểm nhưng việc điều trị không hề dễ, chỉ dựa vào thuốc thì chưa đủ.

Mà còn cần phải thay đổi lối sống, môi trường sống, không tiêu diệt hết trứng sẽ bị tái phát lại.

Xem thêm: