cau tao cua da day

Cấu tạo của dạ dày như thế nào và các bệnh thường gặp?

5/5 - (1 bình chọn)
77 Views

Cấu tạo của dạ dày khiến nhiều người tò mò không biết nó hình dạng như thế nào và gồm những gì?

Đây là thành phần quan trọng có cấu tạo đặc biệt thuộc hệ tiêu hóa với nhiều chức năng chuyên biệt.

Tìm hiểu dạ dày là gì?

Nó còn có tên khác là bao tử, thuộc ổ bụng tầng trên, dưới vòm cơ hoành bên trái, là đoạn đầu của ruột non.

Bao quanh nó là tụy, gan, lách, có thể hiểu đơn giản vị trí nằm bên trái của bụng trên.

da day la gi

Phần trên là thực quản, dưới là tá tràng, khả năng co giãn của cơ quan này rất tốt.

Đối chiếu lên thành bụng nó thuộc hạ sườn trái, thượng vị và rốn, thường có dạng chữ J.

Nhưng hình dạng không cố định, phụ thuộc vào giới tính, tư thế, cũng như tuổi tác con người và lượng thức ăn nạp vào.

Thể tích đạt được từ 2 đến 2,5 lít, thức ăn đến cuối thực quản qua cơ vòng thực quản dưới sẽ đến cơ quan này..

Từ đó cơ dạ dày co bóp đảo trộn thức ăn nhờ các acid, men tiêu hóa thức ăn, thường sẽ theo chu kỳ.

Tăng cường tiêu hóa sau đó van cơ vòng môn vị mở ra để đưa thức ăn xuống ruột non.

Cấu tạo thành phần

Cơ quan này có khả năng co bóp mạnh, trong khoang bụng, lại có mối liên quan phức tạp với các bộ phận khác.

Có thể chứa từ 4,6 đến 5,5 lít nước với 5 vùng chính gồm tâm vị, môn vị, hang vị, đáy vị và thân vị.

Phần đầu tiên được gọi là tâm vị, diện tích từ 4 đến 6 centimet vuông. Hay tên khác là cơ vòng tâm vị, là vòng cơ ngăn trào ngược chất trong dạ dày lên thực quản.

cau tao thanh phan da day

Vị trí nằm ngay dưới thực quản và chứa cơ vòng thực quản dưới, không có cơ thắt hay van. Nhưng có lỗ tâm vị thông với thực quản, có mô nếp niêm mạc chia đôi.

Vùng hình tròn ngay bên trái tâm vị được gọi là đáy vị, nằm trên mặt phẳng qua lỗ tâm vị. Và nằm ngay dưới vòm cơ hoành bên trái, chủ yếu chứa khí.

Phần khỏe mạnh nhất, chiếm diện tích lớn nhất được gọi là thân vị, chứa nhiều tuyến bài tiết dịch vụ acid.

Đây là nơi tiếp nhận thức ăn và nhào trộn, phân giải thành hạt nhỏ hơn và tiêu hóa thức ăn.

Phần thấp nhất là hang vị – nơi lưu trữ thức ăn đã nhào trộn, chờ để đưa xuống bộ phận tá tràng.

Nơi kết với ruột non gọi là môn vị, gồm hang môn vị hình phễu, tại đây cũng tồn tại cơ vòng môn vị. Có vai trò tương tự van kiểm soát, nằm ngay bên phải đốt sống thắt lưng số 1.

Nó kiểm soát quá trình làm trống bao tử để thức ăn được đưa đến phần đầu ruột non, đồng thời ngăn thức ăn đi ngược trở lại.

Các lớp của dạ dày

So với phần còn lại của ống tiêu hóa, bộ phận này có 5 lớp cấu tạo với vị trí, vai trò khác nhau.

Lớp niêm mạc gồm những nếp lớn, ngoằn ngoèo khi bảo tử trống, là lớp lót mặt trong.

Khi có thức ăn sẽ phẳng ra để tăng diện tích tiếp xúc và chứa chất dinh dưỡng làm cơ quan này giãn to hơn.

Nằm ngay bên dưới lớp niêm mạc, hình thành bởi các mô liên kết chính là lớp dưới niêm.

cac lop cua da day

Gồm các mô liên kết tế bào & sợi thần kinh, mạch bạch huyết & mạch máu.

Lớp cơ gồm cơ dọc, cơ vòng, cơ chéo giúp thúc đẩy co bóp hiệu quả và nhào trộn linh hoạt.

Cụ thể là cơ dọc – dày nhất dọc theo bờ cong vị nhỏ, liên tục với thớ cơ dọc ở tá tràng, thực quản.

Cơ vòng bao kín bao tử, nhất là vùng môn vị; lớp không hoàn toàn và chạy vòng quanh đáy vị là cơ chéo.

Lớp thanh mạc cũng là một phần của thành bụng, tương tự như lớp xơ mỏng bọc ngoài bao tử.

Chức năng và vai trò

Chức năng chính là tiếp nhận chất dinh dưỡng, lưu trữ tạm thời thức ăn. Sau khoảng 2 giờ hoặc hơn các chất sẽ được chuyển hóa xuống ruột non.

Cụ thể là co bóp, thức ăn được nghiền và trộn đến khi thấm dịch vị acid rồi qua enzyme trong dịch vị chuyển hóa chúng.

Cuối cùng dùng men đặc trưng (như pepsin) để tiêu hóa các chất được nạp vào.

Các cơ trơn được sắp xếp theo hướng phù hợp nên hiệu quả co bóp được tăng cường.

chuc nang cua da day

Lớp niêm mạc bao phủ giúp duy trì độ pH, hơn nữa cũng thúc đẩy các enzyme tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

Độ pH tại bộ phận này chỉ khoảng 2 đến 2,5, còn có tác dụng phòng vi khuẩn gây bệnh, nhất là nhiễm trùng đường ruột.

Lớp niêm mạc ngoài HCl là tuyến chuyên biệt còn có men tiêu hóa, niêm mạc ở đáy vị, tâm vị còn tiết chất nhầy bảo vệ.

Còn có tế bào ở niêm mạc hang vị tiết gastrin vào máu giúp giải phóng acid và men tiêu hóa.

Các bệnh về dạ dày

Cơ quan này khá phức tạp nên tiềm ẩn nhiều bệnh, mặt khác còn liên quan đến các bộ phận trong ổ bụng.

Một số bệnh rất dễ gặp đó là trào ngược dạ dày thực quản, khó tiêu, viêm, viêm loét, thậm chí ung thư.

Tình trạng niêm mạc tổn thương, xung huyết rất dễ dẫn đến loét tá tràng, hang vị,… thường do nhiễm khuẩn Hp.

Chúng xuất hiện ở lớp màng nhầy, cơ thể đề kháng yếu mà điều kiện môi trường thuận lợi sẽ bị chúng tấn công.

Cũng có khả năng bị giãn tĩnh mạch, hội chứng zollinger-Ellison, nặng hơn dễ bị xuất huyết tiêu hóa hoặc liệt cơ quan này.

Trong đó đau dạ dày là bệnh dễ gặp, dù đối tượng hay lứa tuổi nào do ăn cay nóng. Ăn uống không phù hợp, nhiều gia vị và do uống rượu, hút thuốc, không chữa kịp thời dễ chuyển biến nặng.

cac benh ve da day

Lưu ý phòng bệnh

Để phòng và giữ cơ quan này khỏe mạnh, hãy ăn nhiều rau xanh, ăn đúng giờ, đủ bữa.

Cũng như có tâm lý thoải mái, không nhịn ăn, không ăn khi đang làm, đang đi lại, chạy nhảy,…

Chất kích thích, rượu bia nên hạn chế, kể cả đồ dầu mỡ, cay nóng, không hút thuốc.

Trước khi đi ngủ không nên ăn, tập thể thao và uống nhiều nước là cách tăng đề kháng và phòng bệnh tốt nhất.

Kết hợp ngủ đủ giấc và khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm nhất để điều trị dứt điểm và nhanh chóng.

Không nên quá lạm dụng thuốc tây vì có nhiều loại kháng sinh làm niêm mạc bị bào mòn gây nên viêm loét.

Xem thêm: