phe nang

Phế nang là gì? Chúng có thể gặp phải hiện tượng nguy hiểm gì?

5/5 - (1 bình chọn)
87 Views

Trong hệ hô hấp, phế nang là bộ phận quan trọng với nhiều túi khí có vai trò thiết yếu.

Song song với đó là một số căn bệnh khiến chúng tổn thương, do đó mỗi người cần chú ý điều trị.

Giới thiệu chung về phế nang

Bộ phận này chứa nhiều túi khí hình cầu cỡ nhỏ tựa như những quả bóng mini.

Trong hệ hô hấp chúng là những đơn vị nhỏ nhất, các phế nang xếp thành từng chùm quanh phổi.

gioi thieu ve phe nang

Vị trí ở cuối cùng của đường dẫn khí, đầu của cơ quan hô hấp hay còn được gọi là ở ngọn cây hô hấp.

Sở dĩ được gọi như vậy vì nó có cấu trúc như cây của đường dẫn khí đưa không khí vào trong phổi.

Thành của bộ phận này khá mỏng nên O2, CO2 dễ dàng đi vào giữa thành và mao mạch.

Xét trên 1mm khối nhu mô phổi có tới 170 đơn vị bộ phận này, mà diện tích bề mặt phổi con người là 70m2.

Câu hỏi là cơ thể người có khoảng bao nhiêu phế nang, thì mỗi người có số lượng khác nhau, trung bình đạt tới con số hàng triệu/ người.

Cấu tạo phế nang

Có 2 tế bào chính cấu tạo nên gồm phế cầu loại I và II, trong đó loại I có vai trò trao đổi O2, CO2.

Loại II gồm 2 vai trò là tạo chất hoạt động bề mặt, giữ hình dáng dạng cầu không bị xẹp hoặc cần thiết có thể chuyển thành loại I.

Ngoài ra còn chứa tế bào miễn dịch, tên y khoa khác là đại thực bào, được ví như xe chở rác.

Hệ miễn dịch có tế bào thực bào, nó thường ăn mảnh vụn, làm sạch bụi khi cơ thể hít vào, cũng như loại bỏ vi khuẩn, tế bào chết.

cau tao phe nang

Chức năng

Quá trình hô hấp gồm các giai đoạn hít không khí vào (thường qua mũi hoặc miệng) rồi đi xuống khí quản.

Sau đó tiếp tục qua đường dẫn khí (phế quản) rồi đi vào phổi, dẫn qua các đoạn nhỏ (tiểu phế quản).

Không khí đưa đến ống phế nang, đến từng phế nang được lót bằng dịch lỏng (chất hoạt động bề mặt).

Chất lỏng này có chức năng giữ hình dạng túi khí, chỉ khi túi khí không bị xẹp thì O2, CO2 mới đưa qua được.

Phân tử O2 di chuyển qua tế bào phổi, đi vào máu qua tế bào ở mao mạch.

Sản phẩm phụ của quá trình sản xuất năng lượng chính là CO2, chúng xuất hiện khi O2 ra khỏi bộ phận này.

Do nồng độ O2 trong mao mạch thấp hơn nên O2 sẽ đi từ phế nang vào mao mạch, còn CO2 thì ngược lại.

Cơ hô hấp chính là cơ hoành, co lại khi hít vào tạo áp lực âm làm bộ phận này giãn nở ra.

Từ đó không khi được kéo vào, cơ hoành giãn khi con người thở ra, các cơ của bộ phận này co lại, không khí được đưa ra ngoài.

Một số bệnh lý

Có khá nhiều căn bệnh ảnh hưởng đến bộ phận này, không chỉ làm chúng tổn thương, viêm mà còn tạo sẹo.

Một số bệnh lý còn có hiện tượng dịch, mủ, máu, gây viêm, nhiễm trùng, dần dần phá hủy cơ quan này.

Khi được giãn căng thích hợp chúng sẽ hoạt động cực tốt, ngược lại dễ bị chấn thương, mất cân bằng áp lực.

Điển hình và phổ biến có bệnh giãn phế nang, giãn căng, nhất là khi dùng mặt nạ thở hoặc máy thở.

Bệnh khác thường gặp là rối loạn chức năng chất hoạt động bề mặt, thường xảy ra bởi hội chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh.

Các bệnh di truyền cũng là nguyên nhân gây nên bệnh lý này, hậu quả làm xẹp khiến phổi hoạt động khó khăn.

Viêm phổi là phổi bị nhiễm trùng do virus, vi khuẩn, nấm xâm nhập gây viêm phế quản, chứa mủ và khó thở.

Khí phế thũng được cho là bệnh phổi mạn tính, người hút thuốc nhiều năm thường mắc phải.

benh ly ve phe nang

Triệu chứng bị viêm phổi, phế nang bị phá hủy, một số không hoạt động, không co lại hay giãn nở được.

Hậu quả là gây nên ứ khí, khó thở ra, không tống khí ra được, không khí ở phổi không đổi mới được.

Nguy cơ khi hút thuốc

Hút thuốc dễ gây nên bệnh phổi, hô hấp bị ảnh hưởng bởi khói thuốc, nhất là phế nang.

Vừa làm gián đoạn khả năng cơ thể tự phục hồi sau chấn thương, vừa làm trầm trọng tổn thương.

Bỏ thuốc lá, thuốc lào sẽ giảm bớt thậm chí giảm hoàn toàn khả năng bệnh tiến triển xấu và các biến chứng nguy hiểm.

Ngoài hút thuốc thì một số người thổi thủy tinh, thổi kèn cũng dễ bị bệnh lý ảnh hưởng làm tăng áp lực, căng thẳng bộ phận này.

Hoặc bụi bẩn, môi trường làm việc khói bụi cũng tăng nguy cơ mắc bệnh làm viêm nhiễm thành phế quản,…

Giãn phế quản – phòng và điều trị

Căn bệnh này rất nguy hiểm, dễ gây nên tràn khí màng phổi, tắc nghẽn,… lâu dần dễ tử vong.

Giai đoạn nặng khiến bệnh nhân giảm hẳn chất lượng sống, không đi lại, vận động được, cần thở oxy kể cả khi nghỉ ngơi.

Triệu chứng của bệnh là thở khò khè, kèm theo tức ngực, khó thở, nhất là khi bị mệt mỏi hay gắng sức làm việc nặng.

Khi có triệu chứng cần khám và có cách chữa trị như dùng thuốc giãn phế quản, corticoid, thở oxy, dùng kháng sinh,…

phong va dieu tri gian phe quan

Phương pháp điều trị chủ yếu tác động vào lưu thông đường thở, từng đợt bùng phát cần được điều trị tránh biến chứng.

Thuốc giãn phế quản cải thiện căng phồng phổi, giúp người bệnh thở tốt hơn, cách này hữu hiệu hơn so với đơn trị liệu.

Đối với corticoid, người bệnh có thể uống hay dùng khí dung, tốt trong giảm viêm.

Cũng như dự phòng, điều trị trong đợt bệnh cấp, giảm  hẳn dấu hiệu bệnh, trị dứt điểm từng đợt.

Thở oxy là liệu pháp kéo dài sự sống cho người bệnh, đồng thời cũng tăng khả năng gắng sức.

Thuốc kháng sinh chỉ dùng khi người bệnh bị viêm phổi, viêm phế quản,… phát triển nhiễm khuẩn thể nặng.

Cùng với đó hãy thay đổi lối sống, bỏ thuốc lá hay tập thở chúm môi hay giữ vệ sinh răng miệng.

Cũng như giữ môi trường sống lành mạnh, sạch sẽ, không khói bụi, môi trường làm việc an toàn.

Ví dụ như phun nước chống bụi, ăn uống đủ chất, không dùng bếp than hay đốt cao su, nhựa,…

Sử dụng vitamin các loại như A, B, C, E để tăng cường thể trạng, kèm theo tập thể dục, thở bụng, khí công,…

Cách này vô cùng hữu hiệu giúp tăng đề kháng, giữ gìn sức khỏe, phòng bệnh cực tốt.

Xem thêm: