oi

Những công dụng tuyệt vời của ổi mà bạn chưa biết tới

5/5 - (1 bình chọn)
100 Views

Ổi được biết đến là trái cây giàu khoáng chất và vitamin, rất có lợi khi sử dụng.

Một số bộ phận chính là các bài thuốc dân gian hữu hiệu chữa các bệnh về đường ruột, cùng tìm hiểu ngay.

Giới thiệu về cây ổi

cay oi

Tên gọi khác được biết đến là bạt tử, phan thạch lựu, có người gọi là thu quả, phan quỷ tử hoặc kê thị quả.

Thuộc cùng họ với đào kim nương và có tên khoa học là Psidium guajava và có rất nhiều loại khác nhau.

Đây là loại cây nhỡ, chiều cao từ 3-5m, thân màu nâu trơn, cứng rắn và trông nhẵn bóng.

Cành nhỏ và nhiều, lá bầu dục màu xanh đậm, cuống ngắn, mặt trên nhẵn, dưới có lông và mọc đối nhau.

Phiến lá nguyên, khi soi có túi tinh dầu, từ kẽ lá mọc ra hoa màu trắng dạng đơn bông hoặc chùm.

Hoa gồm 5 lá đài ôm lấy tua mềm, loại cây này rất sai quả và quả thường mọc ở nách lá.

Đặc điểm quả ổi

Tùy từng giống mà trái ổi có hình dạng khác nhau, thường là hình cầu, hình trứng hoặc dạng quả lê.

Quan sát ở đầu quả thường có sẹo dài của lá đài, khi non có màu xanh đậm, già chuyển xanh nhạt pha trắng.

qua oi

Khi chín có màu vàng, vàng cam, quả mỏng, thịt dày màu trắng, có loại thịt vàng, hồng, đỏ,…

Quả ổi bên trong có nhiều hạt đa giác màu vàng nâu, nằm chính giữa lòng thịt quả.

Ổi ương giòn, thơm, ăn có vị ngọt, rất ngon, quả chín mềm hơn nhưng vẫn ngọt thơm.

Khoảng tháng 3-4 sẽ có hoa, thụ phấn qua côn trùng hoặc gió, bắt đầu xuất hiện quả vào tháng 8-9.

Công dụng trong đời sống

Người ta thường trồng để điều hòa không khí, lấy bóng mát che nắng hiệu quả, không gian mát mẻ hơn.

Nhiều cây có hoa đẹp, dáng thế độc lạ, thêm quả sinh động nên cũng được dùng làm cây cảnh sân vườn.

Nhà phố còn trồng ở chậu đặt ở sân thượng, ban công một mặt làm cảnh, một mặt lấy quả ăn vừa đảm bảo quả sạch, dinh dưỡng.

Đây còn là nguồn thu nhập của một số vùng trồng ổi để bán trong nước/ xuất khẩu.

Với đặc tính dễ trồng, chăm dễ, trái thơm ngon, các bộ phận còn được dùng làm thuốc.

cong dung cua oi

Dinh dưỡng quả ổi

Trong quả này có rất nhiều axit hữu cơ có lợi như axit malic, axit citric, ngoài ra còn có vitamin B1, B2, C, vitamin PP.

Bên cạnh đó có đường fructoza, glucoza lần lượt là 58,9% và 35,7% cùng dưỡng chất khác như protein, lipit, tro, nước và cacbohidrat.

Theo nghiên cứu trong 100g quả ổi có lượng vitamin C cao hơn cam, đạt 200mg. Cùng với vitamin B1 0,05mg, vitamin A 0,06mg, sắt 1mg, canxi 15mg, protein 1g.

Công dụng với sức khỏe

Quả có tính ấm, vị ngọt, vị hơi chua sáp nên tác dụng kiện vị cố tràng, thu liễm.

Bên cạnh đó các bộ phận như lá non, búp non hay vỏ rễ, vỏ thân, vỏ quả đều làm thuốc được.

Dịch chiết từ cây còn có tác dụng cầm đi lỏng, làm se niêm mạc, chữa bệnh tiểu đường, lỵ mãn tính.

Cũng rất hữu dụng với các bệnh viêm dạ dày ruột cấp, mãn tính, trường hợp xuất huyết, băng huyết, thấp độc,…

Cụ thể là kiểm soát đường huyết, giảm khả năng kháng insulin, nhất là uống trà lá ổi sau ăn.

Ăn loại quả này còn mang đến trái tim khỏe mạnh do lượng vitamin dồi dào và nhiều chất chống oxy hóa.

cong dung voi suc khoe

Với lượng chất xơ hòa tan cao cùng với kali giúp cải thiện tim mạch, giảm huyết áp.

Đối với phụ nữ khi đến kỳ kinh hãy sử dụng chiết xuất lá của cây này để giảm đau bụng rất hiệu quả.

Vì giàu chất xơ nên nó cũng có lợi cho tiêu hóa, hỗ trợ hoạt động của nhu động ruột, tránh táo bón.

Đồng thời nó cũng chống khuẩn, nhất là các vi khuẩn thuộc đường ruột, hạn chế hiện tượng tiêu chảy.

Đây cũng là loại quả trong danh sách giảm cân đồng thời có tác dụng chống ung thư.

Ăn ổi còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, không bị ốm vặt, giảm nguy cơ nhiễm trùng khi bị thương.

Tốt cho da, bảo vệ da, dự phòng nếp nhăn và làm chậm quá trình lão hóa da, trị mụn tốt.

Tác dụng của lá ổi

Trong Đông y loại lá này có tính ấm, không hề độc, vị đắng sáp, ngọt và chua, đôi khi có vị chát.

Vì thế công dụng tiêu thũng, giải độc hiệu quả, cũng như lợi ích thu sáp chỉ huyết.

Bài thuốc chữa viêm dạ dày bằng lá ổi non sấy khô, tán thành bột mịn rồi uống với nước sôi ấm 2 lần/ ngày.

Hoặc vò nát lá với gừng tươi và muối ăn, đem sao chín bằng chảo nóng, sắc nước uống 1 thang/ ngày.

cong dung cua la oi

Trẻ em khó tiêu hóa đem sắc lá ổi, tây thảo, gạo tẻ sao thơm mỗi loại 30g cùng với hồng trà 12g.

Dùng 1 lít nước đun sôi, khi cô cạn còn một nửa thì chia thành 2 lần cho trẻ uống, có thể thêm chút muối hoặc đường trắng.

Như vậy sẽ dễ uống hơn, uống hết trong ngày và áp dụng cho bé >1 tuổi.

Người bị sa trực tràng áp dụng bài thuốc sắc nước lá ổi tươi và dùng nước đó để ngâm rửa hậu môn.

Bài thuốc chữa tiêu chảy sử dụng búp hoặc vỏ cây, kết hợp với búp/ nụ sim, búp vối. Cùng với rốn chuối tiêu, hạt cau già, búp chè, mỗi loại 12g đem sắc lấy nước dùng khi còn nóng.

Bài thuốc với quả ổi

Chữa băng huyết bằng quả khô rất hiệu quả, đem sao cháy và tán bột uống với nước ấm, mỗi ngày dùng 2 lần cải thiện rất nhanh.

Người bị tiểu đường có thể áp dụng dùng nước ép của loại quả này, mỗi ngày 2 lần hoặc ăn 200g quả/ ngày.

Chữa cửu lỵ bằng quả tươi hoặc quả khô thái lát, đem sắc với nước bằng nửa liu riu.

bai thuoc voi qua oi

Đến khi cô cạn chỉ còn 1/2 lượng nước ban đầu thì chia ra uống hết trong ngày thành nhiều lần.

Người bị đau răng sắc vỏ rễ cây này với dấm chua và ngậm nhiều lần sẽ thấy giảm đau hẳn.

Giải độc ba đậu theo dân gian dùng quả và vỏ cây ổi, cùng bạch truật sao hoàng thổ mỗi loại 10g.

Cho vào ấm sắc cùng 1 bát nước với lửa nhỏ đến khi còn nửa bát thì chia uống trong ngày.

Các bài thuốc trên đều được đánh giá là lành tính nhưng tránh dùng với người đang bị tả lỵ, táo bón.

Vì vậy hãy hỏi ý kiến thầy thuốc để đảm bảo an toàn tối đa, tránh rủi ro không mong muốn.

Xem thêm: