Thốt nốt đã không còn là thuật ngữ xa lạ với người dân Việt Nam, đặc biệt là người dân miền Tây.
Thế nhưng đa số mọi người khi nghe tới thuật ngữ này đều chỉ nghĩ về một loại đường.
Vậy đó là thế nào chúng ta cùng tìm hiểu ngay bài viết sau đây.
Nội dung chính
Thế nào là thốt nốt
Đây là một loài cây thân thẳng, nhìn qua chúng ta thường liên tưởng tới cây cau, cây dừa ở trung du Bắc Bộ.
Thân cây có thể cao tới 30m, với tuổi thọ trung bình khá cao từ 20 đến 30 năm, có thể lên tới 100 năm.
Mỗi một cây sẽ cho ra khoảng 50 đến 60 trái thốt nốt, tuy nhiên cây đực thì sẽ không có quả.
Được phân bổ từ Indonesia tới Pakistan, đây là loại cây bản địa của Đông Nam Á và Châu Á.
Tại Việt Nam, cây được trồng rất nhiều tại miền Tây, đặc biệt là ở Tây Ninh, Đồng Tháp, An Giang và Kiên Giang.
Quả thốt nốt có vỏ ngoài màu đen, có múi và thịt phía bên trong có màu trắng ngần, ăn thấy vị béo và bùi.
Khi non ăn sẽ thấy mềm, mát như ăn thạch, còn khi già sẽ thấy cứng hơn, phần thịt chuyển qua màu vàng và thơm như mùi mít chín.
Chúng thường được người dân mang đi giã nhuyễn thành bột màu trắng giống bột nếp để chế biến bánh tôm, bánh ú hoặc làm chè.
Hạt thốt nốt cũng có nhiều công dụng hữu ích, có thể chế biến thành nhiều món ăn ngon.
Thế nào là đường thốt nốt
Phần nước dịch được lấy từ nhụy của hoa thốt nốt sau đó mang đi chế biến trở thành đường.
Loại đường này có mùi đặc biệt thơm, ngọt thanh, có tính mát hơn cả đường mía hay đường củ cải.
Loại cây này ra hoa quanh năm, hoa đực sẽ có nhụy dài từ 30 đến 40 phân, có thân tròn.
Phần nhụy hoa này sở hữu rất nhiều dịch nước ngọt được chiết ra để sản xuất đường.
Hoa được thu hoạch vào buổi sáng sớm thường sẽ có mùi vị ngọt và thanh mát hơn.
Cách sản xuất ra đường thốt nốt
Người dân vẫn áp dụng phương pháp thủ công để lấy phần dịch từ nhụy hoa để làm đường.
Điều đó nghĩa là người dân sẽ phải trèo lên cây thẳng đứng, có chiều cao thấp nhất là 15m, vô cùng nguy hiểm.
Họ dùng dao để cắt nhụy hoa đực sau đó sử dụng ống tre (đã được hun khói sạch sẽ) để hứng phần dịch.
Nấu đường thì lại hết sức dễ dàng:
Bước 1: Bỏ dịch hoa đã được thu hoạch về cho vào chảo to và đun cho cô đặc dần.
Bước 2: Sử dụng đũa (được làm từ cật của cây tre già, đẽo nhỏ) để đảo đều khi đang nấu.
Đảo tới khi phần nước cô đặc sệt sền lại thì bỏ sang chảo thứ hai, đun trên ngọn lửa nhỏ vừa.
Đun tới khi phần nước dịch đó trở thành những hạt đường màu vàng ươm và mát thơm.
Bước 3: Cho phần đường đã nấu xong vô khay tròn dày khoảng từ 2 đến 3cm hoặc trụ tròn tùy người nghệ nhân.
Bước 4: Sử dụng lá của cây để gói lại phần đường đã đóng thành khuôn.
Đường này có thể sử dụng để nấu đồ ăn, nấu chè, pha cà phê, pha trà hoặc dùng trực tiếp cũng không quá ngọt.
Điều chỉnh lửa cũng là yếu tố quan trọng quyết định đường có ngon hay là không.
Theo kinh nghiệm được truyền lại, nên sử dụng thân cây già, chẻ nhỏ rồi phơi khô để làm củi đun.
Lửa đun bằng củi này sẽ cháy đều vừa phải, từ đó người thợ có thể chỉnh đốn để nấu đường cho ngon.
Một mẻ đường trung bình sẽ mất khoảng 3 đến 4 tiếng để có thể sản xuất xong.
Nếu câu phát triển tốt thì mỗi năm một cây có thể nấu được 3 đến 4 cân đường.
Và trung bình thì cứ có 4 lít nước dịch có thể sản xuất ra được 1 kilogam đường.
Đường này có thể tìm mua được ở những đâu
Bạn có thể tìm mua một cách dễ dàng tại các khu chợ truyền thống, trong siêu thị…
Hoặc nếu bạn là một tín đồ mua sắm online thì cũng có thể mua trên các trang thương mại điện tử uy tín như Shopee, Lazada…
Tuy chỉ phổ biến tại miền Tây thế nhưng loại đường này lại được giao bán trên khắp toàn quốc.
Theo như giá của Điện máy Xanh cập nhật vào tháng 11/2021, đường giao động khoảng 50.000 đến 60.000 VNĐ/ kg dạng viên.
Còn ở dạng đường chảy, giá này sẽ cao hơn một chút từ 70.000 đến 80.000 VNĐ/ kg.
Mẹo phân biệt đường thật chất lượng và giả kém chất lượng.
Trên xã hội ngày nay có không thiếu nhiều những sản phẩm được làm giả, chất lượng kém.
Vậy nên người tiêu dùng cần hết sức cẩn trọng, chú ý kỹ và biết cách phân biệt thật giả.
Đường thật sẽ không thể thấy được những tinh thể đường nổi lên còn đường giả thì có.
Đường thật sẽ có hương thơm đặc trưng của thốt nốt, phảng phất mùi khét do được làm thủ công.
Còn đường giả sẽ không có bất kỳ mùi gì, kể cả mùi đặc trưng (vì làm giả từ những đồ làm ngọt khác).
Đường thật sẽ có độ mịn tốt, khi dùng muỗng cạo sẽ nhìn thấy rõ ràng nhất, nhìn giống như bột.
Còn đường giả thì sẽ không có độ mịn, không sử dụng muỗng để cạo được, cứng.
Đường thật khi cho vào trong miệng sẽ tan nhanh còn đường giả thì không, cảm giác lấn cấn rõ ràng.
Đường đúng chuẩn thật có độ ngọt dịu nhẹ, thoang thoảng vị chua còn đường giả không có vị chua mà độ ngọt rất gắt.
Tác dụng của đường thốt nốt
Nhiều người thắc mắc đường thốt nốt có tốt không và có thể sử dụng để làm những loại sản phẩm gì.
Bạn có thể sử dụng hoa nấu lên và pha thành nước, sau đó sử dụng kết hợp với cùi để thưởng thức.
Bên cạnh đó, chè làm từ cây này cũng được những người yêu ngọt ưa chuộng lựa chọn thưởng thức ngày hè.
Với sự kết hợp vị ngậy béo của nước cốt dừa và vị thanh mát của đường mang đến một cốc chè ngon miệng.
Cùng với cùi dẻo, mềm, thanh mát, lành lạnh ăn vô cùng thú vị và đầy hấp dẫn.
Đây còn là nguyên liệu chính trong các loại bánh đặc sản như bánh bò (đặc sản An Giang), bánh ít nhân đường.
Ngoài ra chúng ta có thể sử dụng đường để nấu các món ăn có vị ngọt vô cùng ngon miệng.
Xem thêm: