benh tri co lay khong nguyen nhan

Bệnh trĩ có lây không ? Có nguy hiểm hay tự khỏi không

5/5 - (1 bình chọn)
75 Views

Bệnh trĩ có lây không là câu hỏi khiến nhiều người hoang mang về nỗi sợ lây lan cho gia đình. Vậy khả năng lây lan ra sao và có những bài thuốc nào chữa trị dứt điểm, hãy cùng tìm hiểu ngay.

Giới thiệu chung về bệnh trĩ và các loại

Đây là một trong những bệnh thuộc về hậu môn – trực tràng do áp lực của việc đại tiện. Nhất là khi rặn nhiều gây ứ máu, lúc này các đám rối tĩnh mạch giãn rộng, phình ra.

Những đám rối này quanh hậu môn thường kiểm soát lượng phân và điều tiết chúng.

Hiện nay có nhiều dạng bệnh như trĩ nội ở bên trong đường lược, khó phát hiện. Do có nhiều lực nén bên trong gây chảy máu, xung huyết, bao bọc quanh nó là niêm mạc trong và biểu mô chuyển tiếp.

benh tri co lay khong

Trĩ ngoại nằm bên ngoài hậu môn, xuất phát từ dưới hậu môn trực tràng, dễ dàng nhận ra. Nó được mô vảy bao bọc, thường nằm ngay vị trí dưới da xung quanh hậu môn.

Trĩ hỗn hợp kết hợp cả 2 loại, khi đó búi trĩ nội đến độ 3 sẽ sa ra ngoài và hình thành nên dạng bệnh này.

Lo lắng liệu bệnh trĩ có lây lan?

Bản chất của bệnh là sự phình to các đám rối tĩnh mạch, không phải do ký sinh trùng, nấm hay vi khuẩn gây nên.

Các tác động khác chỉ góp phần nhỏ hình thành nên bệnh, bệnh không hề lây nhiễm.

Bất kể là quan hệ tình dục hay hình thức nào khác, vì thế không cần lo lắng nguy cơ lây cho người khác.

Có thể yên tâm sống vui và tìm cách chữa trị bằng các bài thuốc dân gian và chú ý đến trường hợp dễ bị bệnh.

benh tri co lay khong lo lang

Đó là bệnh tiêu chảy hay táo bón mạn tính, khó đi đại tiện, ăn ít chất xơ, ngồi lâu trong toilet.

Khi đi đại tiện dùng lực đẩy quá mạnh, giao hợp qua đường hậu môn, béo phì hay đang trong thai kỳ.

Một số trường hợp người lao động khuân vác, người làm việc cần đứng lâu, thợ may, vận động viên cử tạ. Hay người bị u tiểu khung, giãn tĩnh mạch hậu môn cũng dễ mắc căn bệnh này.

Dấu hiệu và phòng tránh

Dấu hiệu dễ nhận thấy nhất là bị sưng ngứa ở vùng hậu môn, đau rát, khó chịu. Khi sờ vào thấy khối đau, cảm thấy vùng gần hậu môn nhạy cảm, thậm chí chảy máu hậu môn.

Cách phòng tránh bệnh tốt nhất là ăn đồ nhiều chất xơ, trái cây, nhất là củ quả tươi. Ví dụ như thực phẩm dạng ngũ cốc như gạo lứt, kê, ngô, yến mạch, lúa mạch đen vì chúng làm tăng và mềm phân.

Lượng phân khi đã đủ nhiều cơ thể sẽ giải quyết đưa chúng ra ngoài, nếu ở càng lâu trong ruột sẽ càng khô.

benh tri co lay khong nguyen nhan

Mỗi ngày nên uống từ 6 đến 8 ly 250ml nước lọc để hệ tiêu hóa hoạt động tốt nhất, hạn chế rượu và nước ngọt.

Bổ sung chất xơ với nam giới là 38g, nữ giới là 25g, nhất là Metamucil và Citrucel làm giảm chảy máu.

Hơn nữa không nhịn đại tiện vì tích trữ phân trong ruột sẽ làm khô cứng, khó thải, không rặn mạnh khi đại tiện.

Kết hợp vận động thường xuyên, không đứng/ ngồi quá lâu, giảm áp lực lên tĩnh mạch, giảm táo bón.

Bệnh trĩ kiêng ăn gì và tác hại

Người mắc bệnh này nên kiêng bột mì trắng, thịt đỏ, các đồ cay nóng hay quá mặn, đồ nhiều dầu mỡ, cồn,…

Biến chứng căn bệnh này là gây nên tình trạng thiếu máu do đại tiện ra máu tươi. Kéo dài sẽ dễ bị thiếu máu cấp tính gây nên biểu hiện uể oải, chóng mặt, mệt mỏi, hoa mắt, kể cả ngất xỉu.

Vùng hậu môn ngứa ngáy, nhiễm trùng, vệ sinh búi rối tĩnh mạch khó khiến vi khuẩn phát triển.

Ký sinh trùng tấn công hậu môn gây ngứa ngáy, nếu gãi nhiều sẽ làm lở loét, tổn thương và bội nhiễm.

Việc ngồi và đứng khó khăn do búi rối kích thước lớn khiến khó tập trung làm việc, khó ngủ.

Những cây thuốc nam chữa bệnh trĩ hữu hiệu theo dân gian

Dân gian xưa nay truyền tai nhau các bài thuốc với những cây thuốc nam chữa bệnh trĩ hiệu nghiệm.

Điển hình là rau diếp cá với tính hàn, kháng viêm tốt, sát trùng các vết lở loét, vết thương hở.

Cây lá bỏng cũng hỗ trợ chữa căn bệnh này bởi tính giảm phù nề và tiêu viêm, thích hợp cho người bị bệnh giai đoạn đầu.

Lá trầu không là cây thuốc được sử dụng nhiều nhất, chống viêm cực mạnh, tính sát khuẩn cao. Hơn nữa nó còn giúp búi rối vùng hậu môn giảm đau rát, khó chịu, nhất là xông hơi bằng lá trầu không.

Sung là loại quả có nhiều canxi và magie, chống viêm tốt nên tăng cường ăn bổ sung hàng ngày.

Ăn rau muống cũng giúp chữa đại tiện ra máu và táo bón, hỗ trợ chữa trĩ hiệu quả.

Mồng tơi giúp làm giảm, làm co các búi rối, chữa nóng ruột và táo bón, có thể kết hợp với khoai lang.

Ngoài ra còn có các cây thuốc khác như củ cải, rau sam, đậu đen, rau mùi, hành, hẹ, cỏ mực, rau má,…

Nếu trong vườn có sẵn lá đào, cây chua me đất, ngải cứu, gừng cũng có thể dùng để xông hậu môn rất dễ chịu.

Cách chữa bệnh trĩ tại nhà bằng lá trầu không

Bài thuốc dùng lá trầu không theo dân gian khá hữu hiệu bằng cách xông hậu môn.

Ngắt lá trầu không về ngâm với muối cho sạch và rửa lại với nước, đun sôi cùng 4 lít nước. Đợi nguội bớt, sau khi đại tiện dùng nước ấm vệ sinh hậu môn rồi tiến hành xông.

Bài thuốc khác là đắp trực tiếp lên vùng tổn thương 1 ngày/ lần, trong 1 tuần.

Vừa có tính kháng khuẩn, sát trùng, vừa co búi trĩ cực tốt do hấp thu tối đa tinh chất trầu không.

Rửa sạch lá trầu không đem giã nát với chút muối, lọc lấy nước tách bã và bôi lên phần tổn thương ở hậu môn. Phần bã đem đắp lên đó và cố định trong 20 phút bằng khăn, cuối cùng rửa sạch lại.

Cũng có thể kết hợp với thảo dược khác như quả bồ kết, hạt gấc sau đó xông hơi.

Bài thuốc rau diếp cá trị bệnh trĩ

Ngoài trầu không thì đây cũng là loại cây dùng nhiều trong việc điều trị trĩ ngoại, nhanh chóng làm giảm khó chịu, ngứa ngáy.

Cách làm sử dụng 300g diếp cá rửa sạch, đun với 1 lít nước rồi xông hậu môn. Trước đó nên vệ sinh hậu môn và vùng búi rối tĩnh mạch bằng nước ấm pha muối loãng.

Giã rau diếp cá cùng vạt hạt muối trắng đắp lên vùng tổn thương hậu môn giúp cầm máu cực nhanh. Đắp lên và cố định bằng vải, gạc y tế trong 1 giờ thì gỡ bỏ.

Xem thêm :