cay co hoi hinh anh

Cây cỏ hôi ( cứt lợn ) trị bệnh gì ? Cách chữa viêm xoang như thế nào

5/5 - (1 bình chọn)
100 Views

Cây cỏ hôi nghe có vẻ lạ tai nhưng thực chất đây chính là cây cứt lợn với nhiều công dụng. Nó được biết đến là bài thuốc chữa viêm xoang khá hữu hiệu, trong Đông y còn nhiều tác dụng khác.

Tổng quan về cỏ hôi

Tên gọi phổ biến hơn của loại cây này là cây cứt lợn, cỏ cứt heo, có người gọi là cỏ ngũ sắc. Một số nơi gọi là cây xù bích hay hoa ngũ vị, nhờ hất bồ nói chung đều chỉ cây cỏ hôi.

Thắng hồng kế hay cây bù xít, cỏ thúi địt cũng chỉ nó với tên khoa học ghi chép là Ageratum conyzoides L.

cay co hoi

Nguồn gốc của hoa cứt lợn có từ châu Mỹ, ở vùng nhiệt đới là chủ yếu, được thu hái quanh năm.

Rất dễ tìm thấy ở vệ đường, các khu đất trống hoặc thậm chí là bên bờ ruộng. Bởi đặc tính dễ sống, mọi loại đất đều thích nghi được nên chúng mọc hoang ở khắp nơi.

Nhận biết đặc điểm sinh học hoa cứt lợn

Cây thường cao từ 25 đến 50cm, có thân mềm màu xanh, mọc thẳng, có cây thân màu tím.

Bên ngoài thân là lớp lông trắng, ngắn, lá mọc đối xứng và có hình trứng, một đầu nhọn. Mỗi lá thường dài từ 2-6 cm, bề ngang từ 1-3 cm, mép là dạng răng cưa tròn.

Cả 2 mặt lá đều có lông, mặt dưới màu nhạt hơn, mùi hắc khi vò nát. Hoa có màu tím, mọc ở đầu ngọn, đôi khi có màu tím xanh hoặc trắng, luôn trổ theo trùm.

cay co hoi dac diem

Mỗi bông có nhiều cánh nhỏ li ti, hết mùa hoa xuất hiện quả bế từ 3-5 sống dọc, có màu đen.

Nhiều người thắc mắc liệu cây cỏ hôi có mấy loại, dựa vào đặc điểm màu sắc sẽ chia thành 2 loại. Đó là cứt lợn trắng (hoa có màu trắng) và cứt lợn tím (hoa có màu tím) với công dụng tương đương.

Thành phần hóa học, thu hái, sơ chế và bảo quản

Ngoài tinh dầu thì cỏ hôi còn có nhiều chất như tannins, phenol, saponin, các loại acid fumaric, cafeic,…

Vì mọc quanh năm, dễ tìm nên có thể thu hái bất cứ lúc nào, bỏ rễ và lá sâu, úa, héo. Rồi rửa với nước nhiều lần, khử qua bằng muối, dùng ngay sẽ giữ được dược tính.

cay co hoi hinh anh

Hoặc bảo quản trong tủ lạnh, bọc túi nilon, điều kiện là phải để ráo nước. Đục 1 vài lỗ nhỏ trên túi bỏ vào ngăn mát sẽ giữ được 2-3 ngày.

Nếu dùng hoa cứt lợn khô thì cắt khúc từ 2-3cm và đem sấy khô hoặc phơi nhiều lần.

Công dụng cỏ hôi trong y học

Với Đông y, nó có tính mát, vị đắng nhẹ, cay, tác dụng thải độc, chống chảy máu, cầm máu tốt.

Ngoài ra cũng trị viêm họng, làm tan mụn nhọt, trị chứng đau xương khớp, sỏi tiết niệu hay phong thấp.

Với y học hiện đại, nó mang đặc tính tiêu sưng và kháng viêm cực kỳ hiệu quả. Đã có thử nghiệm chiết xuất từ hoa cứt lợn trị đái tháo đường ở chuột đã giảm đường huyết hơn 39%.

cay co hoi tac dung

Chiết xuất này còn ngăn ngừa bệnh tim mạch, giảm khả năng đột quỵ với hàm lượng Mg khá cao.

Công dụng trị táo bón cũng được tìm thấy, khả năng thúc đẩy tế bào do có nhiều protein và chất xơ.

Một nghiên cứu khác cũng chứng minh nó ức chế hoạt động của Trypomastic và tiêu diệt ký sinh trùng này. Hơn nữa với etanol trong thành phần nó cũng làm se bề mặt vết lở loét do dòi gây nên.

Tác dụng cây cỏ hôi trị viêm xoang như thế nào?

Với đặc tính giải nhiệt tốt, tán sỏi và tiêu độc nên được áp dụng chữa viêm xoang. Trong Đông y, thảo dược này có vị đắng, cay, bản chất mát nên trị tiêu thũng và sát trùng cũng rất tốt.

Bài thuốc trị viêm xoang với hoa cứt lợn tươi rất đơn giản chỉ với lượng 50g. Sau khi rửa sạch, để ráo đem giã nát, bỏ bã, chỉ lấy nước, dùng bông tẩm lấy phần nước này.

Sau đó nhét bông vào bên mũi bị đau do xoang chứng 15 đến cỡ 2- phút thì rút ra.

Dịch mủ trong xoang và mũi sẽ được giải phóng, bạn chỉ cần xì nhẹ. Tránh xì mạnh làm dịch mủ đi qua vòi nhĩ sẽ gây bệnh viêm tai giữa cấp.

Bài thuốc cây cỏ hôi trị viêm mũi dị ứng cũng được dân gian áp dụng thành công. Đối với trường hợp nghẹt mũi, chảy nước mũi dùng 4g cỏ cứt lợn tươi cùng với 2 nhánh tỏi.

cay co hoi cach trong

Đem giã nát cả 2 sau đó chắt lấy nước và nhỏ mũi từ 3-4 lần mỗi ngày. Cách làm này cũng áp dụng chữa ngứa mũi khá hiệu quả, giảm triệu chứng cực nhanh.

Yết hầu sưng đau tham khảo bài thuốc 50g hoa cứt lợn tươi giã nát, lấy nước cốt và cho thêm đường phèn. Khuấy đều cho tan và chia ra uống ngay trong ngày, duy trì trong vài ngày.

Nếu dùng loại lá phơi khô thì đem tán thành bột mịn rồi ngậm trong miệng, nuốt từ từ.

Cây cỏ hôi cầm máu, trị mụn nhọt, băng huyết

Phụ nữ khi sinh xong bị rong huyết áp dụng ngay bài thuốc 20g cỏ hôi, 12g hy thiêm, 10g phụ chế.

Cùng 12g ích mẫu, 16g ngải cứu sắc chung với 600ml nước. Khi thấy cô cạn còn 1/4 thì tắt bếp, chia thành 2 lần uống sáng tối, uống trong 7 ngày.

Cách khác là dùng 30-50g hoa cứt lợn tươi giã nhỏ, cho thêm chút nước ấm và chắt lấy nước. Sử dụng liên tục trong 4 ngày, uống vào mỗi sáng sẽ thấy cải thiện đáng kể.

Với những nhọt độc sưng đỏ chỉ cần đắp cây cứt lợn sau khi rửa sạch, giã nhuyễn với muối lên vết thương. Chỉ một thời gian ngắn sẽ thấy vết nhọt giảm đau và tiêu biến mất.

Người bị xuất huyết do tác động từ bên ngoài cũng áp dụng tương tự, ngày đắp 2 lần.

Bệnh miệng áp tơ, bị mụn đinh tấy đỏ, sưng đau uống nước sắc từ 10-15g cành và lá cùng nửa liets nước. Mỗi lần sắc chia làm nhiều lần, uống hết trong ngày cực kỳ hữu hiệu.

Trường hợp bị sưng tấy, đau nhức, giãn gân, đem hoa cứt lợn đốt cháy. Hun khói chỗ đau, nơi bị sưng tấy sẽ thấy giảm đau nhanh chóng.

Chàm da, chốc đầu nấu hoa cứt lợn với 1 lít nước, sôi trong 10 phút là được. Dùng nước này rửa lên vùng da trên, 2 lần mỗi ngày đều đặn trị bệnh khá tốt.

Tuy nhiên đặc biệt chú ý không uống nước sắc từ hoa cứt lợn hàng ngày thay nước lọc. Bởi quá liều lượng rất nguy hiểm do trong cây có độc tố cấp LD50.

Xem thêm :