tac dung la voi cach trong

Tác dụng lá vối chữa bệnh gì ? Cách dùng như thế nào hợp lý

5/5 - (1 bình chọn)
83 Views

Tác dụng lá vối được nhiều người biết đến là giải nhiệt tốt, thanh mát cơ thể. Nhất là vào mùa hè, nhưng công dụng với sức khỏe, chữa bệnh ra sao thì ít người biết.

Tổng quan về cây vối và lá vối

Cây vối dân gian còn gọi là cây trâm nắp, bắt nguồn từ khu vực châu Á, vùng nhiệt đới. Đây là loại thực vật có hoa, trong sách khoa học ghi tên là Cleistocalyx operculatus, cùng họ với Sim.

Đây là dạng cây thân gỗ, được chia thành vối nếp (vối kê) và cây vối tẻ, chiều cao từ 12-15m. Trâm nắp nếp thường có lá nhỏ, vàng xanh, phân biệt với trâm nắp tẻ có màu xanh sẫm, lá to hình thoi.

Vỏ cây có màu nâu đen, thân nhiều vết nứt dọc, lá thường hình bầu dục.

tac dung la voi

Một đầu nhọn, phiến cứng, dày và dai. Mặt dưới có nhiều đốm nâu, khi già những đốm này ngả sang màu đen.

Lá trâm nắp có mùi thơm dễ chịu do chứa tinh dầu 4%, ngoài ra là khoáng chất, vitamin, tannin,… Đặc tính chát, vị hơi đắng, lượng độc tố nhẹ và nhỏ, biết cách dùng sẽ sát trùng cực tốt.

Hoa trâm nắp có màu xanh nhạt pha trắng, hết mùa hoa xuất hiện quả nhỏ hình cầu. Khi chín có màu tím, kích thước rất nhỏ chỉ 7-12mm, ở nước ta cây có nhiều ở đồng bằng trung du miền Bắc.

Tìm hiểu nước lá vối có tác dụng gì không?

Nước lá vối là nước nấu từ lá vối, hoa hoặc lá với rễ, vỏ với thân với nhiều chất tốt cho sức khỏe. Như tanin, vitamin, khoáng chất và chất kháng sinh chống lại vi khuẩn, chất béo, sterol.

Lá khô hay tươi đều nấu lấy nước được, dùng để giải khát với vị ngọt thanh. Dễ uống, mùi thơm, giúp cơ thể duy trì nước lâu hơn, nhiều hơn , hạn chế bị đào thải so với nước lọc.

Ngoài ra còn có tác dụng trong cả Đông và Tây y, có tác dụng bảo vệ niêm mạc đại tràng.

Trong Đông y nó mang tính mát, tác dụng tiêu đờm, vị đắng chát giúp hạ khí. Ngoài lá thì nụ, vỏ thân đều được bào chế thuốc hỗ trợ chữa một số bệnh lý.

tac dung la voi hinh anh

Hơn nữa cũng giúp cải thiện tiêu hóa, kích thích tăng dịch tiêu hóa tiết ra. Tinh dầu trong nó không làm ảnh hưởng đến vi khuẩn có lợi khác mà kháng khuẩn tốt.

Từ đó giúp niêm mạc vùng đại tràng khỏe hơn, người bị bệnh đại tràng cải thiện bệnh tốt hơn, giúp ăn ngon.

Khi ăn nhiều chất béo, chất đạm có thể uống để kích thích dạ dày tiết dịch để tiêu hóa thức ăn.

Từ đó hạn chế việc khó tiêu, đầy, trướng bụng, thức ăn tiêu hóa tốt, ngoài ra cũng chữa đau bụng đi ngoài.

Tác dụng của lá vối chữa bệnh

Câu hỏi lá vối có tác dụng gì rất nhiều người thắc mắc, liệu nó có chữa bệnh được không.

Câu trả lời là hoàn toàn có, nó hỗ trợ chữa được nhiều bệnh cùng các tác dụng khác.

Nó giúp ức chế men alpha-glucosidase có vai trò phòng bệnh tiểu đường. Cụ thể là ổn định đường huyết sau khi ăn, ngừa các biến chứng của bệnh, giảm liquid trong máu.

Khả năng chống oxy hóa mạnh đã được chứng minh có nhiều trong nước nấu từ nụ và lá trâm nắp.

tac dung la voi dac diem

Các tế bào gốc tự do từ đó giảm mạnh, gián tiếp làm giảm đục thủy tinh thể. Cũng như chống oxy hóa, phục hồi men, tránh làm tổn thương tế bào beta tuyến tụy.

Trị bệnh ngoài da khá nhạy do có chứa chất kháng khuẩn và một số chất kháng viêm. Nên hỗ trợ trị mụn nhọt, chốc lở hiệu quả bằng cách đắp lá vối tươi giã dập lên vết thương.

Sau thời gian ngắn sẽ giảm hẳn tình trạng trên, ngoài ra gội đầu bằng nước trâm nắp giúp chữa chốc lở da đầu hữu hiệu.

Tác dụng của lá vối tươi và cách nấu

Người bị gout dùng thường xuyên còn làm tan uric, gián tiếp làm giảm triệu chứng của bệnh gout.

Với đặc điểm thanh lọc cơ thể, giải nhiệt tốt nên nó cũng giúp cải thiện gan. Từ đó hỗ trợ trị bệnh liên quan đến gan, nhất là những ai đang bị viêm gan.

Phụ nữ sau sinh uống sẽ lợi sữa, tăng lượng sữa cho bé và tăng quá trình trao đổi chất.

tac dung la voi cach dung

Cách nấu rất đơn giản, dùng 4-5 lá tươi rửa sạch, đun cùng với nước trong 20 phút. Thành quả là nước thơm dịu, màu vàng nhạt, hơi chát với vị ngọt đặc trưng trong cổ họng.

Đối với lá khô phơi 1 nắng thì nấu 5-6 lá tương đương 1,5 lít nước đem đun. Sau khi sôi tắt bếp và để trong 20 phút có thể uống nước với vị dễ chịu.

Cách uống hữu hiệu nhất

Dù nhiều công dụng nhưng không phải cứ uống nhiều là tốt, lạm dụng sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Khi đang đói không nên uống, nếu uống sẽ dễ bị mệt mỏi do khi đó nhu động ruột hoạt động nhiều làm cơ thể uể oải, thèm ăn, mất năng lượng.

Ngay sau khi ăn no cũng không nên uống vì làm giảm chất dinh dưỡng từ thức ăn vừa được nạp vào.

tac dung la voi cach trong

Không thay thế cho nước lọc uống hàng ngày bởi uống nhiều sẽ làm các vi khuẩn có lợi bị tiêu diệt. Khi đó cơ thể dễ bị hao huyết do trong nó có nhiều chất kháng vi khuẩn.

Mỗi ngày chỉ nên uống 1 ly là hợp lý nhất, vừa đủ và không gây rối loạn tiêu hóa.

Song song là chế độ ăn dinh dưỡng, ngủ nghỉ khoa học, sinh hoạt điều độ sẽ cải thiện đáng kể sức khỏe.

Uống nụ trâm nắp hãm thay trà giúp giảm mỡ máu hiệu quả, liều lượng 15-20g.

Sai lầm khi uống nước vối

Nhiều người uống nước trâm nắp với suy nghĩ chữa khỏi các bệnh lý đang mắc phải.

Điều này hoàn toàn sai lầm, nó chỉ hỗ trợ điều trị và phòng, giảm hoặc ngăn ngừa các bệnh lý.

Công dụng tốt nhưng dùng nhiều, lạm dụng sẽ gây hậu quả không đáng có.

Người sức khỏe không tốt, quá gầy hạn chế uống do nó kiểm soát đường trong máu. Mặt khác nó cũng hỗ trợ giảm cân, ảnh hưởng tiêu hóa đối với trẻ em, phụ nữ mang thai uống quá nhiều.

Những ai đang dùng thuốc tây hạn chế uống nước trâm nắp vì nó làm giảm tác dụng thuốc đang dùng.

Người ta thường truyền nhau nam giới uống nhiều bị yếu sinh lý nhưng chưa có nghiên cứu nào. Điều này cũng không có cơ sở chứng minh, kể cả thông tin nước vối gây hại thận.

Xem thêm :