hoa cut lon chua viem xoang

Hoa cứt lợn chữa viêm xoang bài thuốc của dân gian có tốt không

5/5 - (1 bình chọn)
119 Views

Từ xưa mọi người đã truyền nhau việc dùng hoa cứt lợn chữa viêm xoang rất phổ biến. Đây là bài thuốc dân gian hữu hiệu, được áp dụng chữa trị từ những năm 1973 trong bệnh viện.

Nhưng trong Tây y vẫn còn nghi ngờ bài thuốc này có thực sự công hiệu, cùng giải đáp ngay.

Biểu hiện và ảnh hưởng bệnh viêm xoang

Viêm xoang gặp ở mọi lứa tuổi, bệnh kéo dài trên 3 tháng là mãn tính, dưới 4 tuần là cấp tính.

Đây là hiện tượng niêm mạc hô hấp lót bị viêm ở các hốc xoang, làm phù nề, tăng tiết nhầy. Từ đó gây tắc nghẽn xoang, nguyên nhân chính là do virus hoặc vi khuẩn, dị ứng.

Có thể là do phấn hoa, khói bụi gây ra với biểu hiện nặng nhẹ khác nhau.

hoa cut lon chua viem xoang

Điển hình là chảy nước mũi, nghẹt mũi, mũi tiết ra nhiều dịch xanh, nặng hơn là đau mặt, sốt. Thái dương, trán, gò má bị đau nhức, khứu giác không ngửi được.

Những ai đang bị viêm xoang cấp tính nếu không chữa sẽ thành mãn tính, tái phát nhiều lần.

Hiện nay có rất nhiều cách chữa, nhưng cách được ưa dùng nhất là hoa cứt lợn.

Giới thiệu tổng quan hoa cứt lợn

Tên gọi khác hoa cứt lợn là cỏ hôi, nhiều người gọi là hoa ngũ sắc, bù xích hay bù xít,… Thuộc họ cúc và thường mọc hoang, dễ sống trên mọi loại đất và mọc quanh năm.

Thân cây nhỏ, mềm, có màu xanh/ tím, cao từ 25 đến 50cm, mọc thẳng. Ngoài thân có lớp lông tơ trắng, lá đối xứng hình trứng, nhọn 1 đầu, cuống ngắn.

Mép lá có răng cưa, lông mảnh ở cả 2 mặt, màu đậm ở mặt trên, dưới nhạt hơn. Lá có mùi hắc khi đem vò nát, hoa màu tím hoặc trắng, đôi khi là tím xanh.

hoa cut lon chua viem xoang hoa

Chúng mọc ngay đầu nhọn, thành từng chùm, mỗi bông được tạo bởi những cánh nhỏ li ti. Dựa vào màu hoa được chia thành hoa cứt lợn tím và hoa cứt lợn trắng, loài này cũng có quả bế màu đen.

Trừ rễ thì bộ phận nào của cỏ hôi cũng bào chế thuốc, thường dùng đặc trị viêm xoang.

Bất kỳ khi nào đều thu hái được, nhổ về và bỏ rễ, lá úa, chỉ sử dụng cây trưởng thành. Sau đó đem rửa qua lại với nước nhiều lần cho sạch bụi, đất, dùng tươi/ khô đều được.

Đối với dùng tươi cần khử trùng bằng cách ngâm nước muối loãng, dùng khô băm nhỏ 2-3cm rồi mới đem sấy.

Đặc tính cây cứt lợn và tác dụng

Trong Đông y, cỏ hôi đặc tính mát nên thanh nhiệt, về vị thì có vị cay hơi đắng. Đánh giá khả năng giải độc, tiêu sưng và cầm máu tốt nên được dùng chữa viêm họng, xoang.

Ngoài ra cũng chữa viêm dạ dày, đường hô hấp, trị sỏi bàng quang, sỏi thận, giảm đau bụng.

Nghiên cứu thấy cây có tác dụng chống viêm, ức chế miễn dịch cao. Hơn nữa còn chống dị ứng, một số vi khuẩn cũng kháng được, tăng tiết dịch.

hoa cut lon chua viem xoang cay

Kết quả thử nghiệm cho thấy cỏ hôi chữa được viêm xoang cả mạn tính và dị ứng, giảm viêm. Người sử dụng giảm viêm rõ rệt, giảm tiết dịch và ngạt mũi, hắt hơi, nhức đầu đều thuyên giảm.

Tuy nhiên cho thấy không thực sự hữu hiệu với trường hợp viêm có mủ đặc và viêm mũi. Tác dụng phụ không có, khi nhỏ chế phẩm chỉ gây xót mũi trong vài giây.

Một số chất hỗ trợ ngừa táo bón, chống dị ứng, phù nề, cải thiện đường thở cũng được tìm thấy trong cỏ hôi.

Bài thuốc dân gian uống nước sắc từ cây cứt lợn

Đây là bài thuốc dễ làm nhất, an toàn và hiệu quả, hơn nữa còn tiết kiệm.

Sử dụng phần lá và hoa của cây tươi khoảng 30-35g, rửa sạch với nước và nước muối. Chỉ cần giã và vắt lấy nước cốt uống mỗi ngày khoảng 2 lần, sử dụng trong vài ngày.

hoa cut lon chua viem xoang gia

Nếu dùng dược liệu khô thì trọng lượng từ 15-30g là đủ, đem sắc với nước 200ml. Sau đó lấy nước cốt uống trước bữa cơm 2 lần trong ngày sẽ thấy bệnh thuyên giảm.

Bên cạnh đó có thể kết hợp với kim ngân và ké đầu ngựa lần lượt là 20g và 12g. Bỏ tất cả vào sắc chung với 4 bát nước, khi nào cô lại còn 1 bát thì tắt bếp.

Nước sắc uống trong ngày, chia làm 2-3 lần, hiệu quả khi sử dụng ít nhất 5 ngày.

Nhỏ mũi bằng dung dịch cỏ hôi tươi

Tiến hành rửa sạch, ngâm cỏ hôi với nước muối, đem cây phơi ráo rồi giã nát. Sử dụng phần nước cốt nhỏ vào mũi sau khi đã vệ sinh mũi thật sạch, nhỏ từ 2-3 lần mỗi ngày.

Khi mới nhỏ sẽ có cảm giác khó chịu, thường là đau rát nhưng dần sẽ thấy dễ chịu.

hoa cut lon chua viem xoang nho mui

Chú ý nếu sau vài lần sử dụng vẫn thấy đau rát, kích ứng thì cần chuyển sang cách sau.

Dùng bông gòn tẩm vào dung dịch nước cốt sau vắt rồi đưa vào mũi bị đau. Giữ như vậy khoảng 3 phút rồi rút ra, áp dụng cách này mỗi ngày đều đặn sẽ thấy giảm đau.

Bài thuốc xông hơi với cây cứt lợn

Bài thuốc này nên dùng cây tươi sẽ tốt hơn, dùng cây khô hiệu quả kém hơn do ít tinh dầu.

Qua bước rửa sạch đem cây đun sôi trong vài phút, tắt bếp và lấy khăn trùm kín đầu để xông hơi. Vừa xông vừa hít thở đều và sâu từ 10-15 phút sao cho tinh dầu tới các hốc xoang.

hoa cut lon chua viem xoang xong hoi

Như vậy bệnh nhân sẽ thông xoang niêm mạc mũi và tiêu diệt được ổ viêm.

Lưu ý khi dùng cách này là không xông quá nóng, tránh tiếp xúc mặt gần với nồi. Mỗi tuần xông khoảng 3 lần, kéo dài đều đặn tới 3 tuần sẽ thấy bệnh giảm hẳn.

Tác dụng khác của cây cỏ hôi và chú ý

Cỏ hôi được lưu truyền nhiều đời với các bài thuốc quý, công dụng tuyệt vời. Ngoài chữa viêm xoang thì cây này có nhiều dược liệu trị rong huyết sau khi cho phụ nữ.

Khi kết hợp sắc cỏ hôi với một số thảo dược còn chữa được viêm họng, viêm hô hấp,… Tuy nhiên sử dụng chú ý liều lượng, tránh sắc uống thay nước sẽ phản tác dụng.

Có người còn nấu cùng bồ kết làm nước gội đầu, sử dụng thấy tóc trơn, thơm, sạch gàu.

hoa cut lon chua viem xoang tac dung

Trong Tây y có nhiều cách trị viêm xoang như phẫu thuật hay dùng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên bài thuốc dân gian nêu trên vẫn được mọi người tin dùng vì tính an toàn cao.

Hãy tham khảo, hỏi bác sĩ để sử dụng cỏ hôi nhận được công dụng tối đa nhất.

Xem thêm :