con giun

Tìm hiểu về loại giun sống kí sinh trong cơ thể người

5/5 - (1 bình chọn)
72 Views

Con giun ký sinh trong cơ thể người gây ra bệnh lý phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe.

Ở các nước kém phát triển lại càng bị nhiều hơn cả do văn hóa, sinh hoạt và vệ sinh.

Có nhiều loại khác nhau với nhiều triệu chứng, vậy phòng bệnh như thế nào hiệu quả nhất, cùng tìm hiểu ngay.

Tìm hiểu về con giun sán

con giun san

Đây là loại ký sinh trùng vô cùng phổ biến, có những loại lây nhiễm và nhiều kích thước khác nhau.

Có loại rất nhỏ nhưng có loại rất lớn, thậm chí có loại ăn thịt người, bất kỳ ai cũng có thể nhiễm bệnh.

Nguyên nhân do vô tình nuốt phải trứng hoặc ký sinh trùng này, một số người bị nhiễm do côn trùng cắn.

Hoặc có loại chui qua da khi còn bé, cũng dễ nhiễm nếu ăn thịt của động vật nhiễm bệnh.

Giun dễ theo đường nước tiểu hoặc phân của động vật/ người bị bệnh để ra môi trường bên ngoài.

Người bị nhiễm giun thường có biểu hiện đau bụng kèm theo đi ngoài, một số ngứa ngáy, đau hậu môn.

Nhưng cũng có người không triệu chứng có thể do mới nhiễm bệnh hoặc số lượng ký sinh trùng ít.

Đặc điểm con giun đũa

con giun dua

Những nơi điều kiện vệ sinh kém, thời tiết ấm áp là điều kiện phát triển của loại giun này, nhất là vùng nông thôn.

Sau khi nuốt trứng giun đũa dính trên thức ăn, đồ uống, chúng sẽ nở ở ruột và đi đến phổi.

Sau 1-2 tuần đi lên cổ họng nhưng rồi lại bị nuốt xuống đường ruột, vòng đời của chúng lên đến 13-15 tháng.

Thời gian đó có thể đẻ 200 ngàn trứng/ ngày và đối tượng dễ nhiễm nhất là trẻ em.

Lây truyền qua môi trường có trứng giun, ăn thịt sống có ký sinh trùng hoặc qua đất có phân mang mầm bệnh.

Người bị bệnh có các triệu chứng và biểu hiện rõ ràng như mệt mỏi, ho khan, tiêu chảy. Có người bị đau bụng kèm theo nôn mửa, thở khò khè, giảm cân bất thường.

Đặc điểm con giun kim

Từ tên gọi ta có thể hình dung nó có dạng dài, tuy nhiên chiều dài chỉ nhỏ hơn ½ inch.

Kích thước của nó rất nhỏ, con đường xâm nhập của giun kim qua đường ăn hoặc lây truyền.

con giun kim

Một người không may nuốt phải đồ ăn, thức uống có nhiễm trứng của chúng hiển nhiên sẽ mắc bệnh.

Đến ruột sẽ nở ra, sinh sôi và phát triển, đến đêm thoát ra khỏi cơ thể. Đêm cũng là khi chúng hoạt động mạnh nhất, thoát qua hậu môn và đẻ thêm hàng ngàn trứng.

Và tiếp tục bị phát tán và truyền bệnh cho những người khác, nhất là trẻ em.

Vòng đời của loại này từ 1 đến 2 tháng, mất 2-4 tuần để trứng nở và thành con trưởng thành.

Cũng thời gian này chúng có thể đẻ từ 4 đến 16 ngàn trứng, khả năng lây truyền cực cao.

Triệu chứng bệnh không rõ, có người bị đau, ngứa hậu môn và thấy buồn nôn, nhưng có người không biểu hiện gì.

Đặc điểm của giun móc

con giun moc

Khác với 2 loại trên, trứng giun móc khi người bệnh thải ra môi trường sẽ tự nở ngay tại đó.

Rồi xâm nhập qua da vào cơ thể người, loại này có nhiều ở vùng nhiệt đới.

Nếu đi chân trần hoặc làm việc tiếp xúc trực tiếp với đất kém vệ sinh lâu dài rất dễ nhiễm bệnh.

Kích thước của chúng khá nhỏ, chỉ từ 1 đến 1,3cm đối với con cái và 0,8 đến 1,1cm đối với con đực.

Mỗi ngày có thể sản sinh ra 10-25 ngàn trứng, một con số kinh ngạc khiến nhiều người rùng mình.

Xâm nhập qua da nhưng đến khi trưởng thành lại tập trung ở đường ruột, trong đó ruột non và tá tràng là chủ yếu.

Đặc điểm miệng có răng hình móc nên bám chặt vào niêm mạc tiêu hóa, trưởng thành qua hút máu.

Khi mới xâm nhập làm người bệnh ngứa ngáy trên da, phát ban, sau khi bám vào niêm mạc gây đau bụng, thiếu máu.

Cơ thể lúc này cực kỳ mệt mỏi kèm theo rối loạn tiêu hóa, thường là tiêu chảy và sụt cân.

Đặc điểm của giun tóc

con giun toc

Hình ảnh con giun tóc giống với sợi tóc, chúng sống ở nơi ấm áp như vùng nhiệt đới, cận nhiệt.

Vùng nông thôn người dân dùng phân chưa xử lý tưới rau thường dễ nhiễm loại ký sinh trùng này.

Loại này có màu trắng sữa, vừa dài vừa mảnh, có con màu hồng nhạt, thường dài từ 3-5cm.

Mỗi con cái 1 ngày có thể đẻ 2 ngàn trứng, không điều trị dứt điểm có thể sống đến 5-6 năm.

Ở bên ngoài cơ thể chúng vẫn tự phát triển được, lây nhiễm dưới dạng ấu trùng qua đường ăn uống.

Khi mới bị bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng, khi bị nặng sẽ thấy người còi cọc.

Kèm theo triệu chứng tiêu chảy phân nhầy có máu, nặng nhất là sa trực tràng khỏi hậu môn.

Phòng tránh và chữa trị

Có hoặc không có dấu hiệu còn phụ thuộc vào số lượng giun đang ký sinh trong cơ thể.

Số lượng ít thường không biểu hiện ra bên ngoài, nhưng không chữa trị dễ sinh sôi và có thể gây tắc ruột.

Vì thế cần phòng tránh bằng cách tẩy giun định kỳ, điều trị các người nhiễm bệnh.

Mỗi năm tẩy giun ít nhất 2 lần, rửa tay sau khi đại tiện cũng như trước khi ăn, không đi chân đất.

phong tranh nhiem giun

Nhất là trẻ nhỏ không nên để bò lê la dưới đất hoặc nghịch bẩn, đi dép thường xuyên, cắt móng tay.

Đồng thời rửa hậu môn cho bé thường xuyên để hạn chế nguồn bệnh, không cho bé mặc quần hở đũng.

Khi tiếp xúc với đất cần có đồ bảo hộ, không ăn thịt rái, thịt động vật bị ốm, cũng như tiết canh và các loại gỏi cá.

Và cả nem chua sống, ăn rau sống cần ngâm thật kỹ, không dùng phân tươi để bón cho rau, không nuôi động vật thả rông.

Ăn chín uống sôi, nấu ký và hợp vệ sinh, không để ruồi nhặng đậu vào thức ăn,…

Nâng cao vệ sinh nhà ở, môi trường sống, kể cả giường chiếu, quần áo, chú ý đến trẻ nhỏ và là nguồn dễ lây nhiễm.

Nếu nghi ngờ mắc giun sán hãy làm xét nghiệm như nội soi, xét nghiệm máu, chụp X quang.

Hoặc tìm dấu hiệu của ký sinh trùng trong phân của bạn, nếu có hãy dùng thuốc đặc trị.

Cũng có thể dùng các mẹo dân gian như rang hạt bí, hạt cau, dùng quả đu đủ, lá trầu không, rau sam,…

Đối với trẻ nhỏ thường hay quấy khóc, khó ngủ, gây biếng ăn nên hãy chú ý đến biểu hiện để chữa trị kịp thời.

Xem thêm: