Khoai mì vừa có những công dụng cho sức khỏe nhưng đi kèm là không ít tác hại mà mọi người chưa biết.
Vậy hãy cùng qua bài viết sau hiểu rõ hơn về loại củ này và cách hạn chế tác hại của nó.
Nội dung chính
Giới thiệu cây khoai mì
Nguồn gốc của cây được cho là từ Nam Mỹ, phần rễ được sử dụng nhiều nhất, nó tích lũy tinh bột rồi lớn lên thành củ.
Nó cũng chịu được hạn nên được trồng nhiều ở vùng nhiệt đới, tên gọi ở Mỹ là yucca, manioc, còn ở miền Bắc Việt Nam gọi là củ sắn.
Ở một số quốc gia nghèo loại củ này được dùng làm thực phẩm vì có nguồn carbohydrate dồi dào, cung cấp nhiều calo.
Còn ở nước ta có nhiều ở Tây Nguyên và các vùng nông thôn, cũng được xếp vào dòng lương thực chủ lực.
Toàn bộ củ có thể hấp, luộc, nấu xôi hay chè đều ăn được, kể cả làm bánh và sản xuất bột năng.
Người dị ứng với hạt hay ngũ cốc thì đây là thực phẩm có nhiều lợi ích.
Đặc điểm sinh học
Thuộc cùng họ với thầu dầu và là cây ưa sáng, sống lâu năm, chiều cao khoảng 3m.
Là dạng cây bụi và phân nhiều cành, rễ ngang, dần phát triển và phình thành củ, chứa nhiều tinh bột.
Kích thước có thể đạt 60cm, vỏ dày màu nâu khá tróc, ở giữa màu hồng tím, lõi có sợi trục.
Thân cây màu xám trắng, lá khoai mì rụng sẽ để lại nhiều sẹo ở thân và nhựa mủ.
Lá mọc so le, dạng lá đơn hình chân vịt có xẻ thùy sâu từ 3-5 thùy hình thoi.
Hai mặt lá đều nhẵn, mặt dưới có phần nhạt hơn, cuống dài và có lá kèm, kẽ lá mọc ra các cụm hoa.
Mọc ở gần ngọn dạng chùm hoặc chùy, nhiều hoa đực, cánh và nhị xếp thành 2 vòng, hoa cái bầu 3 ô.
Cây cũng có quả nang hình trứng, có cánh và đài, gồm 3 mảnh, mùa hoa quả khoảng tháng 9-10.
Thành phần dinh dưỡng
Củ khoai mì tươi giàu carbohydrate, mỗi 100g cung cấp 112 calo mà 98% calo ấy từ carbohydrate, 2% còn lại là từ chất béo và protein.
Các carbohydrate có thể kể qua glucose, fructose, sucrose, pentosan, dextrin, chất nhầy, cùng lượng nhỏ albumin, globulin, valin, acid béo,…
Xét trong 100g củ có 27g carbohydrate, 1g chất xơ cùng với các chất khác như P, Ca, vitamin B1 và B2, ngoài ra cũng có lượng nhỏ vitamin B3, C và sắt.
Ăn khoai mì có tác dụng gì?
Nhiều người thắc mắc ăn khoai mì có tốt không, nếu biết cách sử dụng nó sẽ mang lại rất nhiều lợi ích.
Đây là nguồn năng lượng dồi dào cho con người nhưng với người béo phì cần ăn lượng vừa phải.
Hỗ trợ tiêu hóa tốt do có nhiều chất xơ và tinh bột, vừa tăng lợi khuẩn vừa giảm viêm và tăng cường tiêu hóa.
Với lượng chất xơ không hòa tan khi ăn sẽ nhanh no hơn và no lâu, không bị thèm ăn.
Nhờ có vitamin, riboflavin mà loại củ này còn cải thiện mỏi mắt, đau đầu vô cùng hiệu quả.
Nhất là cải thiện thị lực, giảm hiện tượng mắt kém khi tuổi cao, đồng thời loại bỏ vi khuẩn gây bệnh dạ dày.
Hàm lượng chất chống oxy hóa cao cùng với vitamin C tạo ra nhiều mô liên kết giúp da tăng độ đàn hồi, tăng miễn dịch.
Trong Đông y nó rất bổ dưỡng, thơm ngon, tác dụng giảm sưng phù, tiêu viêm, chống thối rữa, giải độc.
Bài thuốc giảm tiêu chảy, hỗ trợ tiêu hóa bằng cách sao chín bột sắn rồi hòa với nước cháo, nước cơm uống mỗi sáng.
Dùng ngoài da lấy lá giã nhuyễn đắp lên vùng mụn nhọt thấy cực công hiệu.
Cách sơ chế và sử dụng
Phần rễ củ được dùng làm thực phẩm, luộc, hấp, nấu hay nghiền bột đều được, cũng được dùng để sản xuất mạch nha, mì, glucose.
Hoặc làm thức ăn cho gia súc, phần thân để làm giống, làm củi đun, rất có ích trong công nghiệp xenlulozo.
Trên thế giới còn được dùng để chế biến nhiều món như trộn với phomai rồi nướng, ướp muối nướng.
Ở châu Á thường gặp các món như hấp cốt dừa, nấu chè hay làm bánh rế, bánh tằm hương vị khó quên.
Ngoài ra cũng được dùng để nấu canh, sản xuất bột năng tạo độ sánh khi nấu súp, nấu chè.
Lá nhiều đạm nên phơi khô hoặc ủ chua chăn nuôi tằm, cá, bò, gà,… cực kỳ hữu dụng.
Khi dùng làm thực phẩm cần biết cách sơ chế để giữ được dinh dưỡng, cụ thể là gọt vỏ.
Cắt bỏ đầu đuôi, ngâm với nước qua đêm hoặc trước khi chế biến 2 ngày, luộc với nước, khi đun mở nắp và bỏ nước luộc đi.
Chú ý dù nướng, luộc, hay hấp thì hãy nấu chín thật kỹ, có như vậy sức khỏe mới được đảm bảo.
Mục đích là cho độc tố bay hơi, hơn nữa nên ăn cùng trứng, hạt hay sữa để loại bỏ độc tố tối đa.
Tóm lại đây là loại củ rất an toàn nếu như biết sử dụng và sơ chế đúng cách, hỗ trợ cho sức khỏe.
Khoai mì có độc không, nên ăn bao nhiêu?
Trong loại củ này có HCN – độc tố trong củ và lá với hàm lượng tùy từng điều kiện trồng.
Với người lớn liều độc là 20mg, liều tử vong trên mỗi 50kg cân nặng là 50mg, xét trong 1kg củ sắn tươi có trung bình 30mg HCN.
Độc tố này sẽ bị loại bỏ khi luộc, ngâm, sơ chế khô hay ủ chua các bộ phận lá và củ.
Không ăn sống hay củ chưa chín kỹ vì dễ bị ngộ độc, biểu hiện kèm theo là khó thở, nôn mửa, có người đau bụng, nhức đầu.
Trường hợp khác bị chóng mặt, ảnh hưởng thần kinh, tuyến giáp, thậm chí nặng hơn là hôn mê, co giật và tử vong nếu độc tố quá cao.
Sơ cứu khi bị độc là nôn phần đã ăn, tiếp nước đường sẽ giảm tạm thời độc tính và nhanh chóng đưa đến bệnh viện.
Vì lượng calo khá cao nên khi ăn rất dễ làm tăng khả năng bị đái tháo đường, mắc bệnh về huyết áp hay tim mạch.
Nên cần chú ý chia khẩu phần ăn nhỏ, mỗi lần chỉ ăn 70-100g để có hiệu quả tối đa cho sức khỏe.
Phụ nữ mới sinh hoặc đang bầu không ăn củ này vì HCN sẽ làm rối loạn tiêu hóa, ngộ độc thực phẩm.
Kể cả trẻ nhỏ đường ruột chưa hoàn thiện, còn non dễ tích tụ độc tố gây rủi ro về sau.
Khẩu phần ăn khuyến cáo nên dùng từ 70-120g để tránh các tác hại không mong muốn.
Xem thêm: