ngoai thu tam nhi

Ngoại tâm thu nhĩ là gì? Có nguy hiểm đến tính mạng không?

5/5 - (1 bình chọn)
56 Views

Ngoại tâm thu nhĩ là bệnh thường gặp và đây cũng là biểu hiện của một số bệnh lý khác với dấu hiệu rõ rệt.

Có thể hiểu đây là trường hợp rối loạn nhịp tim bắt nguồn từ tâm nhĩ, mang đến sự hồi hộp cho người bệnh.

Khái niệm ngoại tâm thu nhĩ là gì

ngoai thu tam nhi la gi

Đây là một dạng thuốc rối loạn nhịp tim, xảy ra khá phổ biến, so với nhịp bình thường thì nó sớm hơn rất nhiều.

Nguyên nhân là tâm nhĩ phát tín hiệu điện bất thường hay tại vị trí buồng tim phía trên.

Thông thường nút xoang là bộ phận phát nhịp và qua tín hiệu điện kiểm soát tim.

Khi tâm nhĩ phát tín hiệu điện bất thường gây 1 nhịp ngoại tâm thu khá yếu.

Do đó nó sẽ tạm nghỉ một khoảng ngắn rồi mới đập một nhịp mạnh để bơm máu khỏi buồng tim.

Cơ thể lúc này sẽ cảm thấy lồng ngực hụt hẫng, cảm giác tim bỏ nhịp, hiện tượng này rất dễ xảy ra cả với người khỏe mạnh.

Tuy nhiên triệu chứng hiếm xuất hiện và thường vô hại, nhưng nếu biểu hiện này đến quá sớm thì dễ bị trơ đường dẫn truyền nhĩ thất.

Lúc này xung điện không dẫn truyền được đến tâm thất, gây nhịp tim chậm do ngoại tâm thu đi thành từng chùm.

Nguyên nhân gây bệnh

Nguyên nhân chính xác vẫn chưa được xác định cụ thể nhưng nó xảy đến với tất cả mọi người.

Phổ biến và dễ mắc hơn ở người dùng chất kích thích, bệnh nhân có cấu trúc tim bất thường hoặc do sử dụng thuốc,…

Người bệnh uống thuốc hen suyễn, chẹn beta, thuốc chống trầm cảm 3 vòng, hoặc thuốc trị cảm lạnh, cường giao cảm sẽ tăng nguy cơ bị bệnh.

nguyen nhan gay ngoai thu tam nhi

Hơn nữa cũng dễ mắc với người bị cao huyết áp, suy tim sung huyết, hở/ hẹp van tim, trường hợp mắc bệnh mạch vành.

Kể cả người bị thiếu máu cơ tim, phình động mạch nhĩ trái, người làm việc thường xuyên bị stress, mệt mỏi.

Nguy cơ mắc bệnh cũng tăng đối với người bị rối loạn nội tiết, mắc các bệnh lý khác ngoài tim.

Có thể kể đến tiểu đường, bệnh cường giáp hay phổi tắc nghẽn, đặc biệt là các đối tượng dùng thuốc lá, rượu bia hay chất kích thích.

Triệu chứng điển hình

Triệu chứng điển hình là tim bỏ nhịp, đập không đều, hoặc thêm nhịp, đập mạnh hơn bình thường.

Người mắc sẽ thấy vùng ngực rung động, tim dừng lại 1 khoảng ngắn, xét nghiệm điện tâm đồ sẽ phát hiện ra.

Một số dấu hiệu khác về tim mạch như người lâng lâng, đổ mồ hôi kèm theo tức ngực, chóng mặt.

Có trường hợp khó thở, ngất xỉu, sắc mặt nhợt nhạt hoặc tập thể dục xong thấy mệt mỏi.

Nếu thấy có những dấu hiệu trên hãy đi kiểm tra và khám ngay, phát hiện sớm sẽ tránh được nguy hiểm và có cách chữa kịp thời.

Cũng như ngăn chặn bệnh trở nặng, đặc biệt đối với đối tượng tiền sử bị nhồi máu cơ tim vì rất dễ bị đột quỵ.

trieu chung cua ngoai thu tam nhi

Đánh giá độ nguy hiểm

Căn bệnh này ở giai đoạn sớm không gây nguy hiểm, khá lành tính, có khi không gây dấu hiệu nào.

Hoặc chỉ đơn giản là cảm giác hụt hẫng, tim đập dồn dập, có người cảm thấy đánh trống ngực hay cũng được mô tả như nhát bóp phụ.

Biểu hiện mệt ngực, chóng mặt, hồi hộp chỉ xuất hiện khi có từ 5-10 nhát bóp.

Nếu hiện tượng kéo dài, người bệnh sẽ bị mệt mỏi về cả trí óc và cơ thể, kèm theo căng thẳng, đau đầu.

Gián tiếp gây nên mất tập trung, ảnh hưởng xấu đến hiệu quả, chất lượng từ cuộc sống đến công việc.

Hiện tượng này xuất hiện ít thì không quá đáng lo tuy nhiên nó sẽ nặng dần, nhất là những người mắc cả bệnh lý khác.

Điển hình như tiến triển nặng với người bị cơ tim, bệnh mạch vành và cũng cảnh báo biến chứng rung nhĩ, SVT,…

Phương pháp chẩn đoán

Bác sĩ sẽ sử dụng một trong các cách điện tâm đồ, nghiệm pháp gắng sức, hoặc chẩn đoán qua siêu âm, dùng máy Holter.

Điện tâm đồ là cách ghi nhận hoạt động điện học ở tim thông qua các điện cực cài ở chân tay, trước ngực bệnh nhân, thường chỉ mất vài phút.

Nghiệm pháp gắng sức tức là người bệnh sẽ vận động thể lực để bác sĩ theo dõi biểu hiện của rối loạn nhịp tim.

Bằng cách đạp xe, chạy bộ trên dụng cụ thể dục, có gắn điện cực ở ngực để đo.

Phương pháp chẩn đoán bằng máy Holter áp dụng với người bệnh không chẩn đoán được qua điện tâm đồ.

chuan doan ngoai thu tam nhi

Khi đó bệnh nhân cần đeo máy này trên người để tìm kiếm các rối loạn của nhịp tim trong 1-2 ngày.

Siêu âm tim giúp phát hiện cơ tim của bệnh nhân hoạt động ra sao, tình trạng van tim,… để có phương án tiếp theo.

Điều trị ngoại tâm thu nhĩ

Cách đơn giản nhất là dùng thuốc đặc trị các nguyên nhân gây bệnh như cường giáp, tăng huyết áp,…

Khi đó sẽ đẩy lùi được căn bệnh này, hoặc trị triệu chứng của bệnh bằng các thuốc như chẹn kênh canxi hoặc chẹn beta.

Cách khác là can thiệp đốt điện tim bằng ống thông thông qua sóng radio được cho là rất hiệu quả.

Qua đường tĩnh mạch vùng bẹn, ống thông được đưa vào tim, triệt đối những nơi phát xung điện bất thường.

Nhưng nhược điểm nếu thời điểm đốt không xảy ra hiện tượng trên thì sẽ bị bỏ sót.

Đối tượng áp dụng được phương pháp này gồm những người bị đánh trống ngực do bệnh, người không muốn dùng thuốc.

Hoặc những người dùng thuốc không hiệu quả mà còn gặp tác dụng phụ thì áp dụng cách này rất thích hợp.

Phương pháp phòng bệnh

phong ngoai thu tam nhi

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, mọi người có thể phòng bệnh qua nhiều cách, cụ thể như sau.

Người bệnh cần thay đổi lối sống – đây cũng là cách điều trị quan trọng nhất, tạo lối sống lành mạnh.

Người bệnh nên tránh hút thuốc lá hay sử dụng chất kích thích như cafe, tránh dùng đồ uống có cồn vì dễ tăng nguy cơ bị bệnh.

Kết hợp nghỉ ngơi, thư giãn khoa học, làm việc tránh căng thẳng, giữ tinh thần thoải mái, không stress.

Giảm lo âu trong cuộc sống, hạn chế học và làm quá sức, bổ sung rau xanh vào thực đơn, ăn nhiều hoa quả.

Hạn chế ăn đồ ăn có nhiều mỡ động vật, kết hợp tập thể dục thể thao để tăng đề kháng và sức khỏe.

Hơn nữa cũng tránh những cảm xúc mạnh, giữ tinh thần lạc quan, thoải mái, điều trị bệnh lý nền về tim mạch.

Xem thêm: