Bộ giác hơi – Dụng cụ hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả

Danh mục:

Mô tả

5/5 - (1 bình chọn)
68 Views

Bộ giác hơi là một công cụ hỗ trợ cho phương thức trị liệu phòng và chữa bệnh truyền thống.

Chúng thường được sản xuất từ một số loại nguyên liệu, vật liệu quen thuộc như sành sứ, trúc, thủy tinh…

Đây là một loại chữa bệnh dựa trên nguyên lý hoạt động của nhiệt và sức hút chân không.

Cùng tìm hiểu cụ thể và chi tiết hơn tại bài viết ngay sau đây về phương pháp này nhé.

Công dụng tuyệt vời của giác hơi

Theo như quan điểm của Đông y, vì sử dụng nhiệt nên chủ yếu phương pháp sẽ được dùng để chữa các bệnh hàn (lạnh).

Còn nếu sử dụng để chữa các bệnh do nhiệt gây ra thì chỉ khiến bệnh trở nặng thêm.

Các bệnh thông thường dùng phương pháp này để chữa ví như: đau lưng, đau bụng, đau cổ, đau vai, đau gáy…

Môi trường chân không phía trong của ống hút da vào ống có tác dụng mở rộng lỗ chân lông phía trên da.

cong dung cua giac hoi

Điều đó có tác dụng kích thích tuần hoàn máu, cân bằng và điều hòa dòng khí.

Đồng thời hủy bỏ những chướng ngại vật sau đó sinh ra cửa cho chất độc thoát ra ngoài thân thể.

Bộ giác hơi chủ yếu được sử dụng để điều trị bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm phế quản, khó tiêu, viêm khớp và một số triệu chứng đau..

Bên cạnh đó người ta cũng sử dụng phương pháp để trị bệnh trầm cảm và giảm sưng.

Những loại giác hơi đã có ở Việt Nam ngày nay

Ngoài bộ giác hơi theo hình thức truyền thống như đã kể trên thì còn có những bộ giác hơi không dùng lửa.

Đó chính là những phương pháp được gọi là phương pháp “ướt”, phương pháp “khô” và phương pháp “khí”.

Đối với phương pháp “khí”, người ta sẽ thay thế lửa để đốt những ống giác bằng ống “khí” được áp trên da.

Một chiếc bơm để hút sẽ tạo ra chân không khi được gắn vào phía đuôi tròn của ống đó.

Đối với phương pháp “ướt”, trước khi đặt ống nghiệm vào da thì sẽ chích một phát vào phần da đó.

Khi da được hút lên sau khi ống nghiệm áp vào, một lượng máu nhỏ sẽ có thể bị chảy ra từ vùng lấy máu.

Điều đó được giải thích là có tác dụng loại bỏ hết tất cả chất độc hại khỏi da và khỏi cơ thể.

Vậy bộ giác hơi nào tốt, điều đó còn phụ thuộc vào tình trạng cơ thể cũng như nhu cầu mong muốn của bệnh nhân.

cac loai bo giac hoi

Không sử dụng giác hơi với những người nào

Đó là các đối tượng bị viêm da cơ địa, đang trong tình trạng sốt cao hoặc có tiền sử bị co giật.

Nghiêm cấm trị liệu cho trường hợp có bệnh ưa chảy máu, bệnh máu trắng, bệnh tim, bệnh phổi, thận.

Bệnh nhân dễ bị suy giảm tiểu cầu, xuất huyết dưới da, bệnh liên quan đến thần kinh trong giai đoạn phát triển, phù toàn thân…

Suy nhược cơ thể và suy nhược thần kinh ở quá mức độ cho phép, mắc bệnh giãn tĩnh mạch nơi giác, bệnh da toàn thân.

Bị chuột rút hoặc co giật, phụ nữ đang hành kinh, bị động kinh, người đang trong tình trạng mệt mỏi, không tỉnh táo, say rượu.

Chỉ nên thực hiện phương pháp này ở những khu vực có lớp mỡ vừa phải dưới da hoặc có đầy đặn cơ bắp.

Nghiêm cấm làm ở khu vực tim đập, khu vực có sẹo hoặc khu vực da quá non.

Vùng đầu vú, môi, mũi, mắt, vùng da bị nhão hoặc nhiều nếp nhăn, nếu còn dấu vết của chỗ làm lần trước thì không được làm lại.

Vùng vú của phụ nữ mang thai, vùng bụng dưới, vùng da mất khả năng đàn hồi, vùng thắt lưng cùng…

Bên cạnh đó, tránh làm ở nơi có nhiệt độ cao, nhiệt độ thấp, ngoài trời, để tránh trường hợp cảm, nhiễm phong nhiệt, phong hàn.

Nghiêm cấm làm trong phòng máy lạnh, điều hòa có nhiệt độ thấp hay làm ngoài biển.

Không gian sử dụng phương pháp trị liệu này cũng là điều cần phải hết sức lưu ý với nó rất quan trọng.

Tốt nhất hãy tiến hành phương pháp này tại nơi có nhiệt độ vừa phải, thích hợp và không bị gió lùa vào.

ai khong duoc dung bo giac hoi

Cần lưu ý tới cảm nhận của bệnh nhân và quan sát thật kỹ phản ứng nơi giác và toàn thân của người bệnh trong khi làm.

Hãy thường xuyên hỏi chuyện của bệnh nhân tránh trường hợp bệnh nhân ngất lịm đi không ai biết.

Khi cảm thấy chỗ giác căng, ấm áp dễ chịu, buồn ngủ, nóng, buồn thì đừng lo lắng, Đông y gọi đó là đắc chí.

Khi thấy đau đầu, buồn nôn, choáng váng, hoa mắt, vã mồ hôi nhiều, ớn lạnh… hãy báo nhân viên ngừng ngay để xử lý.

Hướng dẫn các kỹ thuật và phương pháp sử dụng ống giác hơi

Hướng dẫn dán bông: sử dụng miếng bông hình vuông đã được thấm nước khối lượng khoảng 1g.

Nhúng cồn 900 (không được nhúng quá ướt) rồi dán vào phía trong giữa thành ống.

Sau đó dùng diêm để đánh lửa để đốt bông rồi lập tức úp ống nghiệm lên phía trên khu vực cần làm.

Hướng dẫn giật lửa: sử dụng panh để giữ vững miếng bông được thấm cồn đã đốt cháy để khua vào trong ống.

Phải để cho cồn cháy phía trong ống rồi nhanh chóng giật ra để úp lên khu vực cần làm.

Thứ tự sử dụng bộ giác hơi

Cần phải chuẩn bị: ống giác, bông gòn, que diêm, panh, cao dán, dầu cù là, kiểm tra khu vực cần giác.

Trước tiên so sánh kích thước của ống giác xem có phù hợp với khu vực cần giác hay là không.

Nếu sử dụng ống giác mới nên xoa một chút vaseline lên trên miệng của ống tránh hút mạnh gây tổn thương da.

Thời gian để nhấc ống từ 5 đến 10 phút, nếu bệnh nhân thấy quá đau thì hãy nhấc ống nghiệm khỏi da sớm.

Lưu ý khi nhấc ống, giữ lấy ống bằng tay phải, dùng ngón trỏ của tay trái ấn nhẹ vào phần da dưới miệng ống.

Sau khi ống rời ra, hãy nhấc ống ra nhẹ nhàng và kiểm tra xem phần da dưới ống có bị tổn thương hay không.

thu tu dung bo giac hoi

Người bệnh phải được nghỉ ngơi một thời gian nhất định sau khi trị liệu xong.

Tùy theo tình trạng cơ thể và bệnh lý, nên tránh hoạt động quá mạnh, tránh tắm gội ngay sau đó.

Nghiêm cấm uống rượu bia hay dùng những chất làm kích thích thần kinh ngay sau khi làm.

Nếu bệnh nhân cảm thấy cơ thể có điều bất thường cần liên hệ nhân viên y tế ngay để được xử lý kịp lúc.

Xem thêm: