thuoc tieu chay

Thuốc tiêu chảy có sử dụng thường xuyên được không

5/5 - (1 bình chọn)
56 Views

Thuốc tiêu chảy là loại thuốc cần có trong tủ thuốc gia đình bởi ở cả người lớn và trẻ em, tình trạng đi ngoài đều không phải hiếm gặp.

Do đó tất cả mọi người nên trang bị kiến thức cần thiết để có thể sử dụng thuốc trị tiêu chảy khi cần.

Triệu chứng đi ngoài

trieu chung di ngoai

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến bị đi ngoài, có thể do ăn uống sinh hoạt, cũng có thể là do nhiều bệnh lý khác.

Sau vài ngày hiện tượng này có thể tự khỏi nếu nguyên nhân do ăn uống sinh hoạt.

Nhưng không nên để lâu bởi đi ngoài sẽ khiến cơ thể bị mất nước, cần sử dụng thuốc cầm tiêu chảy.

Không những vậy nếu đây là biểu hiện của những bệnh lý khác thì nó ảnh hưởng rất nhiều đến người bị.

Nguyên nhân thường gặp:

Thường gặp nhất là bệnh tiêu chảy thông thường, xuất hiện ở cả người lớn và trẻ em.

Sở dĩ do các virut, các loại ký sinh trùng hay vi khuẩn có hại khiến cho người bệnh đi ngoài liên tục, phân có máu, chất nhầy, đau bụng.

Ngộ độc thực phẩm là lý do khiến cho người bệnh bị lờ đờ, mệt mỏi, tiêu chảy kéo dài, nôn, đau thắt bụng.

nguyen nhan tieu chay

Nguyên nhân này được coi là nguy hiểm cần được thăm khám kịp thời, người bệnh nên đi khám sớm để được điều trị.

Rối loạn tiêu hóa dẫn đến bị tiêu chảy cũng thường hay gặp mà nguyên nhân là do ăn uống không đảm bảo vệ sinh.

Do thói quen ăn thực phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ hay những loại thực phẩm tái sống như tiết canh, gỏi, nộm,…

Những thói quen này dẫn đến tình trạng đi ngoài kèm đau bụng, chướng bụng, ợ hơi,…do các vi khuẩn có hại xâm nhập vào hệ tiêu hóa.

Ngoài ra còn có nguyên nhân do các bệnh lý như hội chứng ruột kích thích, viêm dạ dày ruột,…

Các loại

Trước hết, khi đi ngoài, cơ thể thường bị mất nước nên người bệnh trước tiên cần sử dụng chất điện giải và dung dịch bù nước.

Thành phần trong chất điện giải và dung dịch bù nước gồm muối kali, muối natri, đường glucose và nước.

Lưu ý không dùng nước khoáng để uống thuốc bởi các khoáng chất trong nước khoáng có thể làm sai lệch tỉ lệ các thành phần trong thuốc.

Có thể dùng thêm thuốc hấp phụ, bao phủ niêm mạc ruột để rút ngắn quá trình điều trị.

Một số tên các loại thuốc trị tiêu chảy có thể tham khảo: Thuốc diarsed, diphenoxylate, berberlin, loperamide, hidrasec, flamipio.

Flamipio giúp người bệnh giảm tình trạng đi ngoài, giảm khối lượng phân, hỗ trợ hệ tiêu hóa.

Flamipio

Berberin là loại thuốc trị tiêu chảy không thể không nhắc đến, đây là loại được nhiều người sử dụng.

Với thành phần được chiết xuất từ thảo dược thiên nhiên, berberin dùng trong các trường hợp viêm đại tràng, kiết lị, viêm đường ruột, tiêu chảy,…

Thuốc loperamide làm giảm đi ngoài bằng cách giúp tiêu hóa chậm lại, đại trang giữ thức ăn lâu hơn.

Từ đó giảm số lượng nhu động ruột nhờ tác dụng tăng khả năng hấp thụ các dưỡng chất từ thức ăn.

Trong các thuốc này có nhôm kép, magie silicat (thành phần của đất sét tự nhiên hoạt tính) có tác dụng bao phủ để bảo vệ lớp niêm mạc.

Đồng thời các thành phần này còn hấp thụ nước, ngăn chặn các yếu tố gây đi ngoài xâm nhập vào ruột.

Các loại thảo dược chữa đi ngoài

Ngoài ra có thể sử dụng các loại thảo dược để chữa đi ngoài tại nhà an toàn, nhanh chóng.

Chườm nóng: có tác dụng làm cho máu ở vùng bụng được lưu thông cải thiện tình trạng đau bụng, lạnh bụng do đi ngoài.

Dùng lá mơ lông: đây là bài thuốc dân gian, lành tính và cải thiện tiêu hóa.

la mo chong di ngoai

Cách dùng là có thể hấp cách thủy rồi lấy nước uống hoặc chế biến món trứng gà lá mơ.

Trà rễ cây cam thảo hoặc vỏ cam: đây là biện pháp được nhiều người áp dụng giúp thải độc dạ dày và hỗ trợ tiêu hóa.

Đun lấy nước uống trong vòng 3 đến 4 ngày.

Có thể sử dụng trà hoa cúc hoặc gừng tươi, nhưng đừng quên bôr sung nước cho cơ thể.

Lưu ý

Có thể sử dụng thuốc trước hoặc sau khi ăn tùy thuộc vào từng loại cụ thể, không tự ý dùng tiếp nếu không khỏi sau 7 ngày sử dụng.

Có thể sử dụng men tiêu hóa, thuốc làm giảm nhu động ruột hoặc kháng sinh tùy thuộc vào nguyên nhân gây đi ngoài.

Nên tham khảo ý kiến của dược sĩ trước khi dùng bởi các loại thuốc này đều có tác dụng phụ và hạn chế đối tượng sử dụng.

Để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột, người bệnh nên dùng men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn, nâng cao hiệu quả khi điều trị bằng kháng sinh.

luu y khi bi tieu chay

Đối với phụ nữ đang cho con bú hoặc đang trong thời gian thai kỳ hoặc dị ứng với thành phần thuốc, cần khai báo với bác sĩ.

Trên đây chỉ là các loại thuốc điều trị triệu chứng đi ngoài, không có tác dụng điều trị nguyên nhân.

Vì thế người bệnh nếu xảy ra tình trạng đi ngoài kéo dài cần đến bệnh viện khám để được chỉ định cách chữa trị.

Đi ngoài là tình trạng thường gặp cũng là một triệu chứng của một số bệnh lý, nếu không chữa trị kịp thời sẽ để lại hậu quả nghiêm trọng.

Những loại thuốc cầm tiêu chảy nhanh nhất chỉ mang tính chất tham khảo, cần đến cơ sở y tế thăm khám để tránh những ảnh hưởng không đáng có.

Ngoài ra người bệnh có thể bổ sung kẽm để giảm mức độ nặng của bệnh và thời gian điều trị bệnh; kẽm không có tác dụng chữa bệnh.

Kẽm có tác dụng tăng sức đề kháng của cơ thể, sau điều trị bệnh nhân giảm thiểu nguy cơ tái phát.

Đối với người bình thường, kẽm cũng có vai trò quan trọng như hạn chế nguy cơ bị đi ngoài, cải thiện vị giác và tăng cảm giác thèm ăn.

Một điều cần thiết đối với người bị đi ngoài là việc tăng cường bổ sung dinh dưỡng.

Nên ăn các loại thực phẩm dễ tiêu, có lợi như thịt gà bỏ da, khoai tây, sữa chua,…

Tránh để người bệnh ăn đồ ăn dầu mỡ dễ gây đầy bụng như rượu bia, thức ăn cay nóng,…

Cuối cùng đừng quên bổ sung men vi sinh để giúp cho người bệnh mau chóng phục hồi bởi men vi sinh giúp phòng ngừa nhiễm trùng và giúp ích cho hệ tiêu hóa.

Có thể dùng các loại thực phẩm chức năng có chứa men vi sinh hoặc qua các loại thực phẩm lên men như dưa muối, kim chi, sữa chua,…

Xem thêm: